YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió


Với mục đích đồng hành cùng các em học sinh lớp 6, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió SGK Kết nối tri thức nhằm giúp các em có thể nắm vững kiến thức cũng như tăng thêm hứng thú học tập. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thành phần không khí gần bề mặt đất

- Nitơ (78%)

- Oxy (21%): cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

- Hơi nước và các khí khác (1%):

+ Hơi nước: nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

+ Khí carbonic: kết hợp ánh sáng, nước và năng lượng mặt trời để cây xanh quang hợp tạo nên chất hữu cơ và khí oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

1.2. Các tầng khí quyển

- Dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ theo độ cao và sự khuếch tán của không khí vào vũ trụ, khí quyển được chia thành: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán).

- Tầng đối lưu:

+ Nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm xuống 0,6oC).

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Nơi sinh ra các hiện tượng như: sấm, sét, mây, mưa,...

- Tầng bình lưu:

+ Nhiệt độ tăng theo độ cao.

+ Không khí luôn luôn chuyển động ngang.

+ Lớp ô-dôn trong tầng này hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

- Ở các tầng khí quyển cao hơn, không khí rất loãng.

1.3. Các khối khí

- Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương: hình thành trên các vùng biển và đại dương, độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, tương đối khô.

1.4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

- Sức ép của khí quyển lên một đơn vị diện tích trên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp bề mặt Trái Đất.

- Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố thành những đai áp cao và đai áp thấp từ Xích đạo đến cực.

1.5. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

- Gió là sựu chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.

- Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất: gió Mậu dịch (Tín phong), gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

Bài tập minh họa

2.1. Thành phần không khí gần bề mặt đất

Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonnic đối với tự nhiên và đời sống.

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong mục 1 kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Vai trò của oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

- Vai trò của hơi nước: sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,...

- Vai trò của khí cacbonic:

+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh tạo nên chất hữu cơ và oxy - những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.

+ Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả.

+ Đối với việc nuôi trồng cây trong nhà kính, khí CO2 làm cho nhiệt độ bên trong tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ đó mà cây sẽ phát triển tốt hơn.

+ Sản xuất sương mù băng khô để tạo các hiệu ứng đặc biệt từ hỗn hợp khí CO2 lạnh và không khí lạnh ẩm ướt.

2.2. Các tầng khí quyển

Đọc thông tin trong mục 2 và quan sát hình 1,2, em hãy:

- Cho biết khí quyển gồm những tầng nào.

- Nêu đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin mục 2 và quan sát hình 1, 2 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán).

- Đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu:

+ Tầng đối lưu: nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cử lên cao 100 m, nhiệt độ lại giảm 0,60C), luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,...

+ Tầng bình lưu: nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí luôn luôn chuyển động ngang. Lớp ô-dôn trong tầng này đã giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

2.3. Các khối khí

Em hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn giải:

Đọc thông tin trong mục 3 SGK để hoàn thành bảng.

Lời giải chi tiết

2.4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

1. Cho biết giá trị khí áp được thể hiện ở hình 4.

2. Dựa vào hình 5, hãy cho biết:

- Tên của các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất.

- Sự phân bố của các đai khí áp ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình ảnh số 4: Chỉ số kim chỉ trên khí áp kế.

2. Quan sát hình 5 kết hợp kiến thức SGK trả lời câu hỏi dựa trên

+ Tên của các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất.

+ Sự phân bố của các đai khí áp ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Lời giải chi tiết:

1. Khí áp

Giá trị khí áp ở hình 4 là 1 013 mb.

2. Các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai áp cao: hai đai áp cao cực, hai đai áp cao cận chí tuyển.

- Các đai áp thấp: hai đai áp thấp ôn đới, một đai áp thấp Xích đạo.

- Sự phân bố của các đai khí áp ở hai bán cầu: các đai khí áp xen kẽ nhau và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

2.5. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

Dựa vào hình 5 và thông tin trong mục 5, em hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào hình 5 và thông tin trong mục 5.

Lời giải chi tiết:

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Hiểu được vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic trong khí quyển.
+ Mô tả được các tảng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.
+ Kể được tên và nêu được đặc điểm và nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.
+ Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
+ Biết cách sử dụng khí áp chế.
+ Có ý thức bảo vệ bầu khí quyển và lớp ô - dôn.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 34 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 34 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 35 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 35 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 36 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 36 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON