YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở ĐNA từ đầu CN đến thế kỉ X


Qua nội dung tài liệu Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X - Chân trời sáng tạo, được HOC247 biên soạn và giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 nhằm mục đích có thêm tài liệu giúp các em học tập và củng cố kiến thức, với phần tóm tắt lí thuyết và bài tập minh họa cụ thể chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em học sinh. Chúc các em học tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

- Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại đây, mở ra quá trình giao lưu thương mại giữa Đông Nam á với thế giới bên ngoài.

- Trên con đường giao thương qua vùng biển lúc bấy giờ, Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao dổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,… đặc biệt là trầm hương một mặt hàng có giá trị cao.

- Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang,…

- Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

1.2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

- Theo con đường giao lưu thương mại, các nền văn hóa ngoài khu vực đã lan tỏa đến Đông Nam Á.

- Từ thế kỉ III, người Ấn Độ đã chiếm ưu thế trong buôn bán và truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực này. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Tôn giáo Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và ảnh hưởng đến nền văn hóa của các vương quốc trong khu vực.

- Phù Nam, các vương quốc trên đảo Xu-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan của người Miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. Trong khi đó, Hin-đu giáo lại khá phổ biến ở Chăm-pa, Chân Lạp.

- Cùng với tôn giáo, chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buổi đầu thành lập. Về sau, các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ La Mã cổ.

Văn hóa Ấn Độ lan tỏa đến Đông Nam Á đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo của khu vực. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-đu-bua (In-đô-nê-xi-a) là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X.

Bài tập minh họa

2.1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại

Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên?

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục Tác động của quá trình giao lưu thương mại, phân tích nội dung câu hỏi rút ra câu trả lời.

Hướng dẫn giải:

Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại đây, mở ra quá trình giao lưu thương mại giữa Đông Nam á với thế giới bên ngoài.

Trên con đường giao thương qua vùng biển lúc bấy giờ, Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao dổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,… đặc biệt là trầm hương một mặt hàng có giá trị cao.

Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang,…

Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời, phát triển và suy vong các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

2.2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Câu 1

Giao lưu văn hóa đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức mục Tác động của quá trình giao lưu văn hóa từ đó chỉ ra các tác động nào làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải:

Theo con đường giao lưu thương mại, các nền văn hóa ngoài khu vực đã lan tỏa đến Đông Nam Á.

Từ thế kỉ III, người Ấn Độ đã chiếm ưu thế trong buôn bán và truyền bá văn hóa Ấn Độ vào khu vực này. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tôn giáo Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa và ảnh hưởng đến nền văn hóa của các vương quốc trong khu vực.

Phù Nam, các vương quốc trên đảo Xu-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan của người Miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. Trong khi đó, Hin-đu giáo lại khá phổ biến ở Chăm-pa, Chân Lạp.

Cùng với tôn giáo, chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc trong buổi đầu thành lập. Về sau, các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ La Mã cổ.

Văn hóa Ấn Độ lan tỏa đến Đông Nam Á đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo của khu vực. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-đu-bua (In-đô-nê-xi-a) là hai công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X.

Câu 2

Đọc tư liệu 13.5 và cho biết nền văn hóa cổ đại nào ở châu Á có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á?

Nhà sư Nghĩa Tĩnh từ Trung Hoa đến Pa-lem-bang năm 671, lưu lại ở đây nhiều năm để học tiếng Phạn và dịch kinh Phật. Ông còn kể rằng, ở Pa-lem-bang có hàng nghìn nhà sư lãnh đạo và khuyên là “nếu như có một nhà sư Trung Quốc nào muốn sang Ấn Độ thì trước hết hãy lưu lại đây vài năm để học hỏi rồi hang đi…”

(Dẫn theo Lương Ninh, Lịch sử trung đại, 1984, tr.192)

Phương pháp giải:

Đọc tư liệu 13.5 và nghiên cứu nội dung kiến thức mục Tác động của quá trình giao lưu văn hóa kết hợp hiểu biết của bản thân

Hướng dẫn giải:

Trong đoạn tư liệu trên muốn nói đến Phật giáo của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến Trung Quốc, trong đó có một tác phẩm nói về cuộc hành trình lấy kinh của nhà sư Đường Huyền Trang trải qua 81 kiếp nạn mới mang được chân kinh về nước. Điều đặc biệt là Phật Giáo tuy được sinh ra ở Ấn Độ, nhưng lại phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ảnh hưởng tôn giáo này từ Trung Quốc chứ không phải từ Ấn Độ. Tôn giáo này hợp với phong tục tập quán của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể:

+ Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Có, vì văn hóa là bộ phận nhỏ của nhà nước
    • B. Có, vì nhà nước với tư cách là một thành tố văn hóa nổi bật nhất của văn hóa
    • C. Không, vì cả hai là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt.
    • D. Có, vì giữa văn hóa và nhà nước có một sự tương đồng nhất định về sự bình đẳng của các nền văn hóa, khi nói đến nhà nước với tư cách là một thành tố văn hóa nổi bật nhất của văn hóa. 
    • A. Văn minh là thời điểm tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.
    • B. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển của nền văn hóa trong một giai đoạn dài.
    • C. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa
    • D. Văn minh là trạng thái tiến bộ về mặt vật của xã hội loài ngƣời, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. 
    • A. Thời gian ra đời muộn.
    • B. Thời gian ra đời sớm.
    • C. Cư dân có trình độ cao.
    • D. Sự phát triển của ngoại thương.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 70 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 70 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 70 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Giải bài 1 trang 42 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 42 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 43 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 43 Sách bài tập Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X - Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON