Bài tập 4 trang 71 SBT Lịch Sử 11
Mĩ đã tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) như thế nào?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933:
* Về kinh tế:
- Giải quyết nạn thất nghiệp.
- Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.
- Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...
* Về đối ngoại:
- Đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Từ năm 1934, Chính phủ Ru-đơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.
- Tháng 11-1933, Chính phủ Ru-đơ-ven chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-đơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.
- Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
Nêu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ (1929-1933)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các loại hình của khủng hoảng trong kinh tế tư bản chủ nghĩa
Theo dõi (0) 1 Trả lời