Để có thể tính được lượng chất trong phương trình hoá học và hiệu suất của phản ứng, HOC247 mời các em cùng đến với nội dung lý thuyết và bài tập Bài 6: Tính theo phương trình hóa học môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính lượng chất trong phương trình hoá học
a. Tính lượng chất tham gia trong phản ứng
- Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HCl, ta có phản ứng hoá học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Theo phương trình hoá học, 1 mol Fe tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol H2.
- Vậy, số mol Fe cần dùng để thu được 1,5 mol H2 là: 1,5 mol Fe.
b. Tính lượng chất sinh ra trong phản ứng
- Khi hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl I M, ta có phản ứng hoá học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Tính số mol Zn tham gia phản ứng:
0,65 g Zn = 0,01 mol Zn (khối lượng mol Zn = 65 g/mol)
- Tìm số mol muối zinc chloride tạo thành sau phản ứng dựa trên tỉ lệ số mol các chất trong phương trình hoá học.
- Theo phương trình hoá học, 1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol ZnCl2.
→ Vậy, số mol ZnCl2 tạo thành sau phản ứng là: 0,01 mol ZnCl2.
- Tính khối lượng muối zinc chloride:
Khối lượng mol ZnCl2 = 136 g/mol
Khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng = 0,01 mol × 136 g/mol = 1,36 g.
1.2. Hiệu suất phản ứng
a. Khái niệm hiệu suất phản ứng
- Hiệu suất phản ứng đo lường mức độ hoàn thành của phản ứng so với lý thuyết, được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm thu được trên thực tế và khối lượng sản phẩm tính theo phương trình hoá học.
- Trong thực tế, hiệu suất phản ứng thường nhỏ hơn 100% do nhiều yếu tố ảnh hưởng.
b. Tính hiệu suất phản ứng
- Hiệu suất phản ứng được tính bằng công thức:
\(H = {\rm{ }}\frac{{{m_{tt}}}}{{{m_{lt}}}}.\,100\% \)
- Trong đó:
+ mlt là khối lượng sản phẩm tính theo phương trình hoá học;
+ mtt là khối lượng sản phẩm thu được trên thực tế.
- Nếu lượng chất tính theo số mol thi hiệu suất được tính theo công thức
\(H = {\rm{ }}\frac{{{n'}}}{{{n}}}.100\% \)
- Trong đó:
+ n là số mol chất sản phẩm tính theo lí thuyết,
+ n' là số mol chất sản phẩm thu được theo thực tế.
Bài tập minh họa
Bài 1. Khái niệm hiệu suất phản ứng là gì?
Hướng dẫn giải
- Hiệu suất phản ứng đo lường mức độ hoàn thành của phản ứng so với lý thuyết, được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm thu được trên thực tế và khối lượng sản phẩm tính theo phương trình hoá học.
- Trong thực tế, hiệu suất phản ứng thường nhỏ hơn 100% do nhiều yếu tố ảnh hưởng.
Bài 2. Cho phương trình nung đá vôi như sau: CaCO3 → CO2 + CaO. Để thu được 5,6 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3?
Hướng dẫn giải
\({{n}_{CaO}}=\frac{5,6}{56}=0,1\,\,mol\)
CaCO3 → CO2 + CaO
0,1 ← 0,1
Để thu được 5,6 gam CaO cần dùng 0,1 mol CaCO3.
Luyện tập Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Tính được lượng chất trong phương trình hóa học (đơn giản) theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 0C.
- Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế (đối với 1 số phản ứng đơn giản).
3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1 mol
- B. 0,1 mol
- C. 0,001 mol
- D. 2 mol
-
- A. 0,04 mol
- B. 0,01 mol
- C. 0,02 mol
- D. 0,5 mol
-
- A. Tính toán theo phương trình cần viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
- B. Tính toán theo phương trình cần viết sơ đồ phản ứng xảy ra.
- C. Sử dụng linh hoạt công thức tính khối lượng hoặc tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.
- D. Cần tiến hành tính số mol của các chất tham gia hoặc sản phẩm trước khi tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 24 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 29 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 29 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 29 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 30 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 6 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!