Các em hãy cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 40: Sinh sản ở người môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu sâu hơn về hệ sinh dục; quá trình thụ tinh và thụ thai; hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai; một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hệ sinh dục
- Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua quá trình sinh sản. Hệ sinh dục ở nam và nữ có sự khác nhau về cấu tạo và chức năng.
- Chức năng chính của hệ sinh dục nam là sản sinh tinh trùng còn hệ sinh dục nữ sản sinh ra trứng, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi sinh ra.
a. Cơ quan sinh dục nam
- Cơ quan sinh dục ở nam gồm hai tinh hoàn nằm trong bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tỉnh, ống đải, dương vật.
- Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng. Mào tinh là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo.
- Ống dẫn tinh giúp tinh trùng di chuyển đến túi tinh, nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng.
- Khi phóng tinh, tuyến tiền liệt tiết dịch hoà với tinh trùng thành tinh dịch phóng ra ngoài qua ông đãi trong dương vật.
- Tuyến hành tiết dịch bôi trơn khi quan hệ tình dục.
b. Cơ quan sinh dục nữ
- Cơ quan sinh dục ở nữ bao gồm hai buồng trứng nằm trong khoang bụng, ống dẫn trứng tử cung và âm đạo.
- Buồng trứng sản sinh ra trứng. Trứng sau khi rụng được phễu dẫn trứng hứng và đưa vào ống dẫn trứng, tại đây sẽ xảy ra quá trình thụ tinh nếu trứng gặp tinh trùng.
- Tử cung làm nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
- Âm đạo là nơi tiếp nhận tinh trùng và là đường ra của trẻ khi sinh.
- Bên cạnh các cơ quan sinh dục nữ còn có tuyến sinh dục phụ như tuyến tiền liệt tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo.
1.2. Thụ tinh và thụ thai
- Khi trứng chín và rụng và di chuyển theo ông dẫn trứng về phía tử cung.
- Tinh trùng sau khi phóng vào âm đạo sẽ bởi qua tử cung lên ống dẫn trứng.
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là thụ thai.
1.3. Hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai
a. Hiện tượng kinh nguyệt
- Kinh nguyệt là hiện tượng đổ máu từ tử cung ra ngoài qua âm đạo ở phụ nữ có chu kì kinh nguyệt.
- Khi nang trứng phát triển, hormone estrogen tiết ra làm tăng độ dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị đón phôi.
- Nếu trứng được thụ tỉnh, thể vàng sẽ tiết hormone progesterone để duy trì độ dày niêm mạc tử cung. Nếu không có thụ tinh, thể vàng sẽ bị tiểu giảm, dẫn đến giảm nồng độ progesterone và làm cho niêm mạc tử cung bong ra, gây ra kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt diễn ra theo chu kì ở phụ nữ không mang thai.
b. Các biện pháp tránh thai
- Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt có thể gây nguy cơ cho việc mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ tuổi.
- Các biện pháp tránh thai nhằm ngăn không cho trứng chín và rụng hoặc chống sự là cổ của trứng đã thụ tinh, như sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày và đặt vòng tránh thai.
1.4. Một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên
a. Bệnh giang mai
- Do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.
- Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc từ mẹ sang con.
- Triệu chứng: xuất hiện vết loét ở cơ quan sinh dục, có thể tổn thương tim, gan, hệ thần kinh ở giai đoạn sau.
b. Bệnh lậu
- Do song câu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra.
- Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc từ mẹ sang con.
- Triệu chứng: xuất hiện mủ màu trắng hoặc xanh ở bộ phận sinh dục.
c. AIDS
- Là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, do HIV gây ra.
- Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu hoặc từ mẹ sang con.
- Khi vào cơ thể, HIV tấn công tế bào lympho T trong hệ miễn dịch, người bệnh giảm khả năng miễn dịch và có thể tử vong vì các bệnh thông thường như lao, viêm phổi.
d. Bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, như sử dụng bảo vệ và kiểm tra sức khoẻ định kỳ.
- Tăng cường kiến thức về sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và các biện pháp phòng ngừa.
- Tìm kiếm và điều trị các bệnh lây truyền qua đường sinh dục kịp thời.
- Không dùng chung vật dụng tình dục để tránh lây nhiễm các bệnh.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh khi tiêm chủng và sử dụng máu truyền nếu cần thiết.
Bài tập minh họa
Bài 1. Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào?
A. Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
B. Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
C. Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì
D. Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì
Hướng dẫn giải
Nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm trứng rụng, đối với nữ giới có chu kì 28 ngày thì trứng rụng vào ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất.
Bài 2. Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo?
A. Mào tinh
B. Túi tinh
C. Ống đái
D. Tuyến tiền liệt
Hướng dẫn giải
Tinh trùng sẽ được đưa đến mào tinh để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo.
Luyện tập Bài 40 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được chức năng của hệ sinh dục; khái niệm thụ tinh và thụ thai; hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai.
- Kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.
- Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng chống các bệnh đó (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...).
- Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân.
3.1. Trắc nghiệm Bài 40 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 40 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Ống dẫn tinh
- B. Túi tinh
- C. Tinh hoàn
- D. Mào tinh
-
- A. Âm đạo
- B. Ống dẫn trứng
- C. Buồng trứng
- D. Tử cung
-
- A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Tử cung
- C. Âm đạo
- D. Âm vật
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 40 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 40 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 165 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 1 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 2 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 1 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động 2 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 169 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 40 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!