YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 35: Hệ bài tiết ở người


HOC247 trân trọng giới thiệu nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 35: Hệ bài tiết ở người môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Nội dung chính của bài gồm cấu tạo và và chức năng của hệ bài tiết; một số bệnh về hệ bài tiết và một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết

a. Chức năng của hệ bài tiết

- Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

- Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định → hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

b. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

 

- Cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Bộ phận chủ yếu của thận: ống thận và cầu thận.

- Cấu thận: búi mao mạch bám sát vào mao mạch là màng lọc có các lỗ nhỏ.

- Nang cầu thận: túi bao ngoài cầu thận.

1.2. Một số bệnh về hệ bài tiết

Bệnh sỏi thận

+ Triệu chứng: đau lưng, hai bên hông, tiểu són, tiểu dắt hoặc có lẫn máu trong nước tiểu.

+ Để phòng bệnh: uống đủ nước, ăn hợp lí.

Bệnh viêm cầu thận

+ Triệu chứng: phù nề, tăng huyết áp, thiếu máu, có lẫn máu trong nước tiểu.

+ Để phòng bệnh: tránh nhiễm khuẩn, điều trị các ổ viêm amidan, sâu răng.

Bệnh suy thận

+ Triệu chứng: buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, phù nề, huyết áp cao.

+ Để phòng bệnh: phòng tránh các bệnh lí khác về thận, duy trì huyết áp ổn định, bảo vệ cơ thể để tránh hiện tượng mất máu.

1.3. Một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo

- Ghép thận

+ Quả thận hoạt động bình thường được ghép vào cơ thể người bệnh để thay thế cho thận suy giảm hoặc không còn chức năng.

+ Quá trình ghép thận bao gồm ghép tĩnh mạch chủ dưới và động mạch chủ bụng, thận không còn chức năng và ống dẫn nước tiểu ghép vào.

- Chạy thận nhân tạo

+ Chạy thận nhân tạo là phương pháp sử dụng máy chạy thận để lọc máu giúp thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm không thể thực hiện được nhiệm vụ này.

+ Quá trình chạy thận nhân tạo bao gồm hệ thống màng lọc chứa máu, dung dịch nhân tạo chứa chất thải bị loại ra ngoài, ống dẫn từ máy về tính mạch và bom.

Bài tập minh họa

Bài 1. Em hãy nêu các chức năng của hệ bài tiết.

 

Hướng dẫn giải

Chức năng của hệ bài tiết là:

- Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.

- Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định → hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

 

Bài 2. Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết?

A. Uống nhiều nước

B. Nhịn tiểu

C. Đi chân đất

D. Không mắc màn khi ngủ

 

Hướng dẫn giải

Nhịn tiểu có hại cho hệ bài tiết và tăng nguy cơ sỏi thận.

Luyện tập Bài 35 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được chức năng của hệ bài tiết.

- Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.

- Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó.

- Vận dụng được hiểu biết về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ. Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

3.1. Trắc nghiệm Bài 35 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 35 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 146 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 147 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 149 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 35 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON