YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 34: Hệ hô hấp ở người


Nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 34: Hệ hô hấp ở người môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức được HOC247 tổng hợp và biên soạn sẽ đem đến cho các em kiến thức về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp; một số bệnh về phổi, đường hô hấp, thuốc lá và tác hại của khói thuốc lá.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

a. Cấu tạo của hệ hô hấp

- Hệ hô hấp ở người gồm đường dẫn khí và cơ quan trao đổi khí.

- Đường dẫn khí bao gồm: mũi (có lớp niêm mạc tiết nhầy, lông mũi và mao mạch dày đặc), họng, thanh quản (có nắp thanh quản), khí quản (có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lòng rung chuyển động liên tục), phế quản và tiểu phế quản.

- Cơ quan trao đổi khí là hai lá phổi gồm nhiều phế nang (là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí) được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khi diễn ra dễ dàng.

 

b. Một số bệnh về phổi, đường hô hấp

- Đường dẫn khí dẫn khí ra và vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại từ môi trường.

- Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

- Sự phối hợp của đường dẫn khí và phổi đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.

- Sự phối hợp chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp:

- Cử động hô hấp (hít vào, thở ra) làm tăng hoặc giảm thể tích lồng ngực để thông khí vào phổi.

- Phổi và các tế bào trong cơ thể trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán.

1.2. Một số bệnh về phổi, đường hô hấp

- Các bệnh về phổi, đường hô hấp như viêm đường hô hấp, viêm phổi có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ hô hấp và gây ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực, sốt, mệt mỏi.

- Lao phổi

+ Nguyên nhân gây bệnh: Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi, phá huỷ các mô và mạch máu trong phổi, gây chảy máu và tiết chất nhầy.

+ Biểu hiện của bệnh: Đau ngực, ho khạc kéo dài, có thể họ khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, sút cân, kém ăn, mệt mỏi,...

+ Cách lây lan: Qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh.

+ Biện pháp phòng chống: Tiêm vắc xin phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, tăng cường miễn dịch cơ thể.

1.3. Thuốc lá và tác hại của khói thuốc lá

+ Tác hại của khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc có hại cho hệ hô hấp như khí CO, khí NO, nicotine,...

+ Các biểu hiện của tác hại: CO chiếm chỗ của O, trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O, NO gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cần trở trao đổi khi. Nồng độ khí CO và NO, trong khống khi vượt quá giới hạn cho phép gây nguy hiểm đến sức khoẻ, có thể dẫn đến tử vong. Nicotine làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, chất này còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

+ Biện pháp phòng chống: Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá của người khác, tăng cường vận động, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Bài tập minh họa

Bài 1. Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?

A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co

B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn

C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co

D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

 

Hướng dẫn giải

Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co.

 

Bài 2. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?

A. Khí nitrogen

B. Khí carbonic

C. Khí oxygen

D. Khí hydrogen

 

Hướng dẫn giải

Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, khí carbonic sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu.

Luyện tập Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được chức năng của hệ hô hấp; một số bệnh về phổi, đường hô hấp và cách phòng chống.

- Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ hô hấp ở người, kể tên được các cơ quan của hệ hô hấp. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp.

- Vận dụng được hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động Phần III trang 144 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 145 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 34 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON