YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người


Mời các em đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức được HOC247 tổng hợp và rút gọn một cách ngắn gọn và dễ hiểu, gồm các kiến thức quan trọng về môi trường trong của cơ thể và cân bằng môi trường trong của cơ thể.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường trong của cơ thể

- Môi trường trong của cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.

 

- Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và da,...

1.2. Cân bằng môi trường trong của cơ thể

- Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

- Khi môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể.

- Nồng độ glucose, sodium chloride, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể. Nếu những yếu tố này mất cân bằng, cơ thể có nguy cơ mắc một số bệnh.

Ví dụ: 

- Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài (chỉ số glucose khi không ăn trong vòng 8 giờ trên 7 mmol/L) thì cơ thể đã mắc bệnh tiểu đường. 

- Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài sẽ dẫn đến mắc bệnh viêm khớp, gout, suy thận,...

+ Nếu lượng uric acid trong máu thấp hơn bình thường trong thời gian dài, cơ thể có nguy cơ bị các bệnh rối loạn chức năng gan, thận.

- Để xác định nồng độ một số yếu tố trong cơ thể như nồng độ glucose, uric acid, người ta thường làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Bài tập minh họa

Bài 1. Chức năng của huyết tương là gì?

 

Hướng dẫn giải

Huyết tương: là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất

 

Bài 2. Thành phần của máu có đặc điểm màu vàng, lỏng là:

A. Hồng cầu               

B. Bạch cầu          

C. Huyết tương          

D. Tiểu cầu

 

Hướng dẫn giải

Huyết tương là dịch lỏng, có màu vàng nhạt.

Luyện tập Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm môi trường trong của cơ thể.

- Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể (ví dụ nồng độ glucose, nồng độ muối trong máu, urea, uric acid, pH).

- Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu.

3.1. Trắc nghiệm Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 150 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 150 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON