YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CD Bài 26: Sự nở vì nhiệt


Tháp Eiffel (Ép-phen) được xây dựng tại Paris (Pa-ri) nước Pháp, là một công trình kiến trúc nổi tiếng toàn cầu. Tháp được làm bằng sắt. Khi xây xong tháp cao 325 m. Vào mùa đông và mùa hè, tháp có chiều cao chênh lệch khoảng 17 cm. Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 26: Sự nở vì nhiệt trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Thí nghiệm sử dụng ống kim loại rỗng, đồng hồ chỉ thị độ giãn nở và hai thanh kim loại đồng chất để đo sự nở vì nhiệt của chất rắn.

- Tiến hành thí nghiệm gồm đổ nước sôi vào ống kim loại rỗng, đọc đồng hồ khi nhiệt độ ổn định, sau đó đổ nước lạnh vào để trở về nhiệt độ phòng.

- Thử thay nhóm bằng thanh đồng và tiến hành tương tự . Xác định độ tăng chiều dài của thanh đồng và thanh nào tăng nhiều hơn.

→ Khi vật bị nung nóng, kích thước của nó tăng lên, hiện tượng này được gọi là hiện tượng nở vì nhiệt. Các chất rắn khác nhau có khả năng nở khác nhau.

1.2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng và khí

- Điều chỉnh mực chất lỏng trong ba bình giống nhau chứa nước, rượu và dầu (đánh dấu vị trí mực chất lỏng ban đầu).

- Đặt ba bình chất lỏng vào cùng một khay, đổ nước nóng vào khay để so sánh mực chất lỏng ở mỗi binh sau khi đổ nước nóng vào.

- Chất lỏng và chất khí đều nở vì nhiệt.

1.3. Ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tiễn

- Nhiệt kế thuỷ ngân và kim loại

- Cầu, bằng kép

- Bia không đóng đầy chai, van thoát ở nồi áp suất

Hình 26.1. Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt

Hình 26.2. Ứng dụng của băng kép

1.4. Tác hại vì sự nở của nhiệt

- Gây lực lớn có thể làm cong thanh ray tàu hoả

- Giải pháp: ghi dò ở hai đầu cầu, bia không đóng đầy chai, lắp van thoát ở nồi áp suất.

Hình 26.3

- Các chất lỏng và rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Sự nở vì nhiệt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.

B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.

C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

 

 

Hướng dẫn giải

Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.

B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.

C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.

 

Hướng dẫn giải

Kết luận đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng là chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm

Đáp án B

Luyện tập Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.

- Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt, sự nở vì nhiệt, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế

3.1. Trắc nghiệm Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Cánh diều Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 1 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 2 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Thực hành trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 3 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 1 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Giải Câu hỏi 4 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 2 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Luyện tập 3 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Vận dụng trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều – CD

Hỏi đáp Bài 26 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON