Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 2 Bài 9 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 28 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác?
-
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 28 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Quan sát hình 9.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống
-
Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 29 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất vật lí hay tính chất hóa học?
-
Trả lời Hoạt động mục 2 trang 29 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn
Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, 1 đèn cồn
Tiến hành:
- Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng
- Cho 1 thìa muối ăn vào cốc nước thứ nhất, 1 thìa đường vào cốc nước thứ hai, khuấy đều và quan sát.
- Cho 3-5 thìa muối ăn vào bát sứ thứ nhất, 3-5 thìa đường vào bát sứ thứ hai. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Khi bát đựng đường có khói bốc lên thì ngừng đun.
Quan sát hiện tượng và trả lời
1. Hãy mô tả màu sắc, mùi vị, thể và tính tan của đường và muối ăn
2. Khi đun nóng, chất trong bát nào đã bị biến đổi thành chất khác? Đây là tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất
-
Giải bài 9.1 trang 16 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Em hãy quan sát Hình 9:
Liệt kê một số vật thể có trong Hình 9, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đó theo bảng mẫu sau đây:
Vật thể
Phân loại
Chất
Vật sống/ vật không sống
Tự nhiên/ nhân tạo
Con thuyền
Vật không sống
Nhân tạo
Gỗ, sắt…
-
Giải bài 9.2 trang 16 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:
a) Chì khoe chì nặng hơn đồng.
Sao chì chẳng đúc nén cồng nên chiêng.
b) Nước chảy đá mòn.
c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
-
Giải bài 9.3 trang 17 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng:
a) Sắt.
b) Nhôm.
c) Gỗ.
-
Giải bài 9.4 trang 17 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt có trong đoạn văn sau: "Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, đao,... ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”.
-
Giải bài 9.5 trang 17 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ
a) Cho một cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến.
b) Cho một cây nến vào một cốc thủy tinh,đặt trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là sự biến đổi vật lí hay hóa học.
c) Cây còn lại mang đốt.Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến.Sự thay đổi đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hóa học?