Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4 Bài 4: Đo nhiệt độ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Trả lời Mở đầu trang 26 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc (b) nóng hơn nước trong cốc nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất, nước trong cốc nào có nhiệt độ thấp nhất?
-
Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 27 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì?
-
Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 27 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế (hình 4.2).
-
Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 28 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Từ kết quả tìm hiểu nhiệt kế, thảo luận về cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.
-
Trả lời Câu hỏi mục 4 trang 28 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Dùng nhiệt kế y tế để thảo luận về cách đo nhiệt độ cơ thể.
-
Trả lời Luyện tập mục 4 trang 28 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế.
-
Giải bài 1 trang 29 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.
a) Thế nào là khoa học tự nhiên?
b) Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?
c) Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành?
-
Giải bài 2 trang 29 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Trước khi chạm vào một vật nóng có cần ước lượng nhiệt độ của vật ấy không? Vì sao?
-
Giải bài 3 trang 29 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Các sản phẩm sau đây thường được đo theo đơn vị nào khi bán?
Vải may quần áo; nước uống đóng chai; xăng; gạo.
-
Giải bài 4 trang 29 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Ước lượng thời gian cần thiết để em đọc hết trích đoạn bài thơ dưới đây:
“Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu đàng mùa hoa.”
(Trích bài thơ Hành trình của bầy ong của NGUYÊN ĐỨC MẬU)
-
Giải bài 5 trang 29 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD
Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 00C và 22 cm ở 1000C (hình 4.4).
a) Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 8cm; 20cm?
b) Chiều dài của phần thủy ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 500C.
-
Giải bài 4.1 trang 11 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hình 4.1 mô tả nhiệt kế dùng chất lỏng. Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế này?
A. Làm cho ống nhiệt kế hẹp lại.
B. Khi đo phải hiệu chỉnh cẩn thận.
C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn.
D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn.
-
Giải bài 4.2 trang 12 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Có ba bình nước nguội a, b và c. Cho thêm nước đá vào bình a để được nước lạnh, cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm. Một người nhúng bàn tay phải vào bình a và bàn tay trái vào bình c. Một phút sau, rút cả hai bàn tay ra rồi cùng nhúng vào bình b. Em nghĩ như thế nào về cảm giác nóng lạnh của tay trái và tay phải của người này khi nhúng vào bình b?
-
Giải bài 4.3 trang 12 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hãy chọn cụm từ trong khung điền vào chỗ ... phù hợp với phát biểu sau về cách đo nhiệt độ cơ thể
Để đo nhiệt độ cơ thể, trước tiên phải …(1)… xem thủy ngân đã tụt xuống dưới …(2)… chưa, nếu còn ở trên thì cầm nhiệt kế và …(3)… cho thủy ngân tụt xuống dưới vạch thấp nhất. Dùng bông và cồn y tế …(4)… nhiệt kế. Đặt …(5)… vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. Sau khoảng 3 phút thì lấy nhiệt kế ra và …(6)…
làm sạch
vẩy mạnh
kiểm tra
đọc nhiệt độ
nhiệt kế
vạch thấp nhất
-
Giải bài 4.4 trang 12 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
a) Hãy đọc số chỉ của nhiệt kế ở các chậu trên hình 4.3
b) Tìm chênh lệch độ nóng của chậu 1 so với chậu 2 và của chậu 2 so với chậu 3.
-
Giải bài 4.5 trang 13 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Hình 4.4 là sơ đồ đơn giản mô tả một nhiệt kế.
a) Viết chữ S vào ô bên cạnh nhiệt độ sôi của nước.
b) Viết chữ C vào ô bên cạnh nhiệt độ nóng chảy của nước đá.
-
Giải bài 4.6 trang 13 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-ớt?
-
Giải bài 4.7 trang 13 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD
Một lượng nước được làm nóng và sau đó được làm lạnh. Kết quả đo nhiệt độ của lượng nước đó được ghi trong bảng.
Thời gian (phút)
0
1
2
3
4
6
8
10
12
Nhiệt độ (0C)
20
40
60
80
90
96
80
60
40
Trên tờ giấy kẻ ô li, vẽ một trục tọa độ trong đó trục nằm ngang là thời gian; trục thẳng đứng là nhiệt độ.
a) Vẽ phác đường biểu diễn nhiệt độ theo thời gian từ số liệu trong bảng.
b) Nhiệt độ đang tăng hay đang giảm tại thời điểm:
- 5 phút?
- 7 phút?