Trong bài này các em tự thao tác thực hành với kính lúp, quan sát và nhận biết được một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên. Từ đó đề xuất được các biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ sự đa dạng động vật tại khu vực quan sát. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
1.1.1. Địa điểm
Địa điểm đa dạng về môi trường sống, có độ đa dạng sinh học cao và đảm bảo an toàn: vườn cây, vườn thực nghiệm, công viên, vườn thú,…
1.1.2. Dụng cụ
- Ống nhòm, kính lúp, máy ảnh.
- Vở, bút ghi chép.
- Tài liệu nhận diện nhanh các động vật ngoài thiên nhiên.
1.1.3. Yêu cầu
- Tuân thủ các quy định an toàn và hướng dẫn của giáo viên. Nghiêm túc hoàn thành bài thu hoạch.
- Ghi chép lại các thông tin quan sát được.
1.2. Cách tiến hành
- Bước 1: Quan sát động vật ở các khu vực khác nhau.
Tiến hành quan sát, chụo ảnh, ghi chép tên các loài động vật và môi trường sống.
- Bước 2: Quan sát màu sắc, hình dạng, đặc điểm đặc trưng của các loài động vật bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
- Bước 3: Quan sát sự di chuyển của các loài động vật
Cách thức di chuyển: đi, chạy, bơi, nhảy,…
Cơ quan di chuyển: chân, cánh, vây,…
Bài tập minh họa
Câu 1. Trong khu vực quan sát nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được?
Hướng dẫn giải
Nhóm động vật có xương sống gặp nhiều nhất, động vật không xương sống gặp ít nhất.
-Cá cơ thế hình thoi, dẹp hai bên, bơi bằng vây và đuôi, kích thước đa dạng.
-Chim có lông vũ bao phủ, có cánh, bay bằng đập sải cánh, kích thước đa dạng.
-Trâu có 4 chân móng guốc, đi bằng chân, kích thước lớn.
Câu 2. Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được?
Hướng dẫn giải
Động vật có ích cho cây: Giun đất đào xới giúp đất tơi xốp thoáng khí, ong thụ phấn hoa cho các cây cách xa nhau, chim bắt sâu ăn hại trên cây,…
Động vật có hại cho cây: Sâu ăn lá, hoa, quả của cây; Kiến ăn mầm hạt đang lên cây non; ốc bươu vàng ăn lúa; …
Câu 3. Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường. Hãy kể tên các động vật có những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lợi gì cho động vật?
Hướng dẫn giải
Ví dụ những loài động vật: tắc kè, cá ngựa, mực, bọ ngựa, ...
Những đặc điểm về màu sắc và hình dáng đó giúp chúng ngụy trang trong môi trường, tránh bị kẻ thù hoặc con mồi phát hiện.
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Trình bày được các yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật ngoài thiên nhiên.
- Sử dụng được các dụng cụ hỗ trợ để quan sát, ghi chép kết quả quan sát (kính lúp, ống nhòm, máy ảnh).
- Tìm kiếm, quan sát, xác định và mô tả được các đặc điểm về môi trường sống, màu sắc, hình dạng, sự di chuyển, đặc điểm đặc trưng của một số loài động vật có trong khu vực quan sát.
- Phân tích, khái quát được kết quả quan sát thể hiện trong báo cáo thu hoạch.
- Trình bày, giới thiệu được kết quả thực hành và tham gia đánh giá được kết quả học tập của các nhóm bạn.
- Đề xuất được các biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ sự đa dạng động vật tại khu vực quan sát.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cung cấp lương thực, nguyên liệu dược liệu
- B. Tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh
- C. Làm vật thí nghiệm
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
- A. Thực phẩm tươi sống
- B. Thực phẩm khô
- C. Nguyên liệu để làm mắm
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 3:
Trong số các loại cây con người trồng để tiêu dùng, có bao nhiêu phần trăm được động vật thụ phấn?
- A. 85%
- B. 75%
- C. 65%
- D. 55%
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 134 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.1 trang 61 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.2 trang 62 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.3 trang 62 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 37.4 trang 62 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 37 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!