YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 30: Nguyên sinh vật


Mời các em cùng tìm hiểu về Nguyên sinh vật là gì? Vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người? Cũng như một số bệnh cũng như các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị) thông qua bài học ngày hôm nay, bài Nguyên sinh vật!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đa dạng nguyên sinh vật

Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.

Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng và môi trường sống:

- Trùng roi xanh: Sống ở bề mặt ao hồ, di chuyển bằng roi bơi dài.

- Trùng biến hình: Sống ở bề mặt ao hồ, hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi.

- Trùng giày: Sống ở bề mặt nước cống, rãnh hoặc bề mặt nước đục, di chuyển bằng lông bơi.

- Trùng sốt rét: Sống bắt buộc trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen và trong máu của người, gây bệnh sốt rét.

- Tảo lục đơn bào: Sống ở các ao, hồ, mương, rãnh và nơi đất ẩm, tế bào có lục lạp chứa diệp lục.

1.2. Vai trò của nguyên sinh vật

1.2.1. Vai trò trong tự nhiên

- Cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước (VD: tảo, trùng roi xanh có khả năng quang hợp).

- Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn.

- Sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.

1.4.2. Vai trò đối với con người

- Chế biến thành thực phẩm chức năng. VD: Tảo xoắn Spiruline có giá trị dinh dưỡng cao.

- Dùng làm thức ăn và chế biến thực phẩm. VD: chất tạo thạch trong tảo được chiết để làm đông thực phẩm.

- Dùng trong sản xuất chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt,…

- Tham gia hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

1.3. Một số bệnh do nguyên sinh vật

Nhiều loài ngnuyên sinh vật gây bệnh cho động vật và người.

1.3.1. Bệnh sốt rét

- Tác nhân: Trùng sốt rét Plasmodum gây ra.

- Bệnh truyền qua đường máu, qua vật truyền là muỗi Anophen.

- Cơ chế gây bệnh: Muỗi mang trùng sốt rét đốt người → Mầm bệnh từ nước bọt muỗi đi vào mạch máu → trùng sốt rét đi vào gan và nhân lên rất nhanh → trùng sốt rét xâm nhập vào tế bào hồng cầu, sinh sản và phá vỡ hồng cầu.

- Biểu hiện bệnh: Hồng cầu bị phá hủy hàng loạt gây rét run, sốt, đổ mồ hôi.

Chu trình truyền bệnh sốt rét

1.3.2. Bệnh kiết lị

- Tác nhân: Amip lị Entameoba.

- Bệnh tuyền qua đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống có chứa bào xác của amip lị.

- Cơ chế gây bệnh: Người ăn phải bào xác amip lị → Amip lị chui ra khỏi bào xác → Amip lị kí sinh trong thành ruột người, ăn hồng cầu và có thể theo máu vào gan gây sưng gan → Amip lị có khả năng hình thành bào xác → Bào xác lại theo phân của người bệnh ra ngoài tiếp tục lây nhiễm.

- Biểu hiện: Đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mất nước mệt mỏi, nôn ói.

Bài tập minh họa

Câu 1. Nguyên sinh vật có những đặc điểm gì?

Hướng dẫn giải

Đặc điểm:

+ Sinh vật đơn bào, nhân thực

+ Có kích thước hiển vi

Câu 2. Nêu các vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người.

Hướng dẫn giải

Vai trò của nguyên sinh vật:

- Là thực phẩm chức năng có giá trị dinh dưỡng cao.

- Nguyên liệu chế biến thực phẩm, chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, ...

- Vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước.

- Nguyên liệu làm đẹp, mỹ phẩm, công nghệ chăm sóc sắc đẹp,…

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện của nguyên sinh vật trong tự nhiên (trùng roi, trùng giày…). Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
  • Trình bày được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và đối với con người.
  • Nêu được một số bệnh cũng như các biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị).
  • Phân biệt nguyên sinh vật với virus và vi khuẩn.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 102 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 103 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 3 trang 104 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 30.1 trang 50 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 30.2 trang 50 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 30.3 trang 50 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 30.4 trang 50 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 30.5 trang 51 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 30.6 trang 51 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 30 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF