YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời


Tại sao khi ở Trái Đất lại quay quanh trục? Mặt Trời chuyển động như thế nào?. Để tìm hiểu hiện tượng đó mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trái Đất quay quanh trục

Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó một vòng mỗi ngày theo chiều từ tây sang đông.

- Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

- Trái Đất không đứng yên mà xoay xung quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày.

- Trái Đất luôn luôn chỉ có một phần hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm, đồng thời phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

- Trái Đất quay xung quanh trục một vòng hết một ngày đêm theo chiều từ phía tây sang phía đông.

1.2. Sự mọc và lặn của Mặt Trời

Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

Bộ dụng cụ biểu diễn sự mọc lặn của Mặt Trời

Bài tập minh họa

Câu 1. Giải thích được sự chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất?

Hướng dẫn giải

Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất xoay quanh Mặt Trời và Trái Đất  tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

Câu 2. Vào một ngày có nắng, em hãy so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ.

Hướng dẫn giải

Vào 3 thời điểm trên, độ dài cái bóng của que thẳng trên mặt đất vào thời gian lúc 8 giờ là dài nhất, ngắn dần khi thời gian tăng lên 9 giờ và ngắn nhất vào lúc 10 giờ.

Câu 3. Em hãy vẽ đường cong di chuyển của Mặt Trời trong một ngày vào vở?

Hướng dẫn giải

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Phân biệt được hình ảnh Mặt Trời di chuyển trên bầu trời từ Đông sang Tây không phải chuyển động chính xác của Mặt Trời.
  • Trình bày được trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam, chiều quay của Trái Đất là từ Tây sang Đông.
  • Giải thích được sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.
  • Thực hiện được hoạt động thực tế: so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 11 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 11 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 165 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Luyện tập mục 1 trang 165 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Trả lời Vận dụng mục 2 trang 166 SGK KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.1 trang 80 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.2 trang 80 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.3 trang 81 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.4 trang 81 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.5 trang 81 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.6 trang 82 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.7 trang 82 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Giải bài 33.8 trang 82 SBT KHTN 6 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 33 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON