YOMEDIA
NONE

Bài 2: Các ví dụ ghi sổ kép


Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 2: Các ví dụ ghi sổ kép để nắm được tài khoản Tiền mặt, tài khoản Tiền gởi ngân hàng, tài khoản Vay và nợ TTC, tài khoản Phải trả cho người bán, tài khoản Nguyên vật liệu, tài khoản Phải trả cho người bán.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Ví dụ 1

Doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt là 1.000.000đ

Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến hai đối tượng kế toán là tiền gởi ngân hàng và tiền mặt nên được ghi vào hai tài khoản là tài khoản Tiền gởi ngân hàng và tài khoản Tiền mặt.

Tài khoản Tiền mặt: Khi doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng nhập vào quỹ tiền mặt 1.000.000đ thì làm cho tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp tăng lên được ghi vào tài khoản Tiền mặt, mà tài khoản này là tài khoản Tài sản nên tảng lên được ghi vào bên Nợ của tài khoản.

Tài khoản Tiền gởi ngân hàng: Khi doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng 1.000.000đ thì làm cho tiền gởi ngân hàng giảm xuôứig được ghi vào tài khoản Tiền gởi ngân hàng mà tài khoản này là tài khoản Tài sản nên giảm xuống ghi vào bên Có của tài khoản.

Việc xác định ghi Nợ tài khoản này và ghi Có tài khoản kia gọi là định khoản kê toán và môi quan hệ giữa các tài khoản trong định khoản gọi là mối quan hệ đối ứng tài khoản.

Nghiệp vụ kinh tế này tạo ra mối quan hệ đối ứng giữa tài khoản Tiền gởi ngân hàng và tài khoản Tiền mặt.

Từ định khoản trên nghiệp vụ kinh tế phát sinh này được ghi vào tài khoản kế toán như sau: 

Nghiệp vụ kinh tế này tạo ra mối quan hệ đối ứng giữa tài khoản Tiền gởi ngân hàng và tài khoản tiền mặt.

Ghi chú: Dấu SD: xx ghi tài khoản có một số dư nào đó.

2. Ví dụ 2

Doanh nghiệp vay ngắn hạn 10.000.000d trả nợ cho người bán.

Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến hai đôi tượng kế toán là vay ngắn hạn và người bán nên được ghi vào hai tài khoản là tài khoản Vay và nợ TTC và tài khoản Phải trả cho người bán.

Tài khoản Vay và nợ TTC: Khi doanh nghiệp vay ngắn hạn 10.000.000đ để trả nợ người bán thì khoản nợ vay ngắn hạn tăng lên được ghi vào tài khoản Vay ngắn hạn, mà tài khoản này là tài khoản Nguồn vôn nên tăng lên được ghi vào bên Có của tài khoản.

Tài khoản Phải trả cho người bán: Khi doanh nghiệp vay ngắn hạn 10.000.000đ trả nợ người bán thì khoản nợ người bán giảm xuống được ghi vào tài khoản Phải trả cho người bán, mà tài khoản này là tài khoản Nguồn vôn nên giảm xuống được ghi vào bên Nợ của tài khoản.

Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau:

Từ định khoản trên ghi vào tài khoản kế toán như sau:

3. Ví dụ 3

Doanh nghiệp mua một số nguyên vật liệu nhập kho 5.000.000đ chưa trả tiền người bán.

Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến hai đối tượng kê toán là nguyên vật liệu và người bán nên được ghi vào hai tài khoản là tài khoản Nguyên vật liệu và tài khoản Phải trả cho người bán.

Tài khoản Nguyên vật liệu: Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho 5.000.000đ thì nguyên vật liệu ở doanh nghiệp tăng lên được ghi vào tài khoản Nguyên vật liệu, mà tài khoản này là tài khoản Tài sản, tăng lên được ghi vào bên Nợ cua tài khoản.

Tài khoản Phải trả cho người bán: Khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu 5.000.000đ chưa trả tiền người bán thì làm khoản nợ của doanh nghiệp đối với người bán tăng lên được ghi vào tài khoản Phải trả cho người bán, mà tài khoản này là tài khoản Nguồn vốn tăng lên được ghi vào bên Có cùa tài khoản.

Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau:

Từ định khoản trên ghi vào tài khoản kế toán như sau:

 

4. Ví dụ 4

Doanh nghiệp được khách hàng trả nợ 4.000.000đ, doanh nghiệp trả luôn nợ vay ngắn hạn.

Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến hai đôi tượng kế toán là khách hàng và vay ngắn hạn nên được ghi vào 2 tài khoản là tài khoản Phải thu của khách hàng và tài khoản Vay và nợ TTC.

Tài khoản Phải thu của khách hàng: Khi khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 4.000.000đ thì khoản nợ của khách hàng đối với doanh nghiệp giảm xuống được ghi vào tài khoản Phải thu của khách hàng, mà tài khoản này là tài khoản Tài sản, giảm xuông được ghi vào bên Có của tài khoản.

Tài khoản Vay và nợ TTC: Khi doanh nghiệp dùng tiền trả nợ của khách hàng 4.000.000đ để trả nợ vay ngắn hạn thì khoản nợ vay ngắn hạn giảm xuống được ghi vào tài khoản Vay và nợ TTC, mà tài khoản này là tài khoản Nguồn vốn, giảm xuổng ghi vào bên Nợ của tài khoản.

Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản như sau:

Từ định khoản trên ghi vào tài khoản kế toán như sau:

5. Ví dụ 5

Doanh nghiệp dùng lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh 20.000.000đ.

Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến hai đối tượng kế toán là lãi và nguồn vốn kinh doanh nên được ghi vào hai tài khoản là tài khoản lợi nhuận chưa phân phối và tài khoản Vốn ĐT của CSH.

Tài khoản Lợi nhuận (LN) chưa phân phối: Khi doanh nghiệp dùng lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh 20.000.000đ thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống được ghi vào tài khoản LN chưa phân phối, mà tài khoản này là tài khoản Nguồn vốn, giảm xuống được ghi vào bên Nợ của tài khoản.

Tài khoản Vốn ĐT của CSH: Khi doanh nghiệp dùng LN bổ sung nguồn vôứi kinh doanh 20.000.000đ thì nguồn vốn kinh doanh tăng lên được ghi vào tài khoản Vốn ĐT của CSH, mà tài khoản này là tài khoản Nguồn vôn nên tăng lên được ghi vào bên Có của tài khoản.

Từ định khoản trên ghi vào tài khoản kế toán như sau:

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF