YOMEDIA

Nguyễn I.Kean's Profile

Nguyễn I.Kean

Nguyễn I.Kean

01/01/1970

Số câu hỏi 0
Số câu trả lời 1
Điểm 20
Kết bạn

Bạn bè (0)

Hoạt động gần đây (1)

  • Ca dao than thân không chỉ diễn tả cuộc đời trăm ngàn đắng cay của người lao động mà còn bộc lộ vẻ đẹp của tấm lòng nhân hâu, tình yêu thương bao la của họ. Quả vậy, tất cả các bài ca dao than thân trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam đều ẩn sâu trong đó một tấm lòng nhân hậu bao la của  những người lao động:

    “Thương thay thân phận con tằm,

    Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

    Thương thay lũ kiến li ti,

    Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

    Thương thay hạc lánh đường mây

    Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

    Thương thay con cuốc giữa trời.

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

    Nếu chỉ vừa đọc bài ca dao này, ta sẽ chỉ nhận ra được tiếng kêu oán trách xé lòng của những người lao động khốn khổ. Họ chỉ như con tằm, con kiến, bị vắt kiệt sức lao động nhưng gần như cũng chẳng nhận lại được điều gì. Họ cũng oán trách phận mình như con chim hạc, ốm yếu gầy gò, nhưng lại phải lang bạt nay đây mai đó, không có được nơi ở tử tế cố định. Và dẫu họ có kêu khổ, thì người đời cũng sẽ bỏ qua những tiếng kêu thê thảm thấu trời xanh đó, mặc cho họ kêu đến kiệt sức như con chim quốc mà thôi. Ta phải nhìn sâu hơn nữa vào bài ca dao thì mới thấy được lòng yêu thương con người của những người lao động. Đó chính là: chỉ có những người có tấm lòng yêu thương nhân hậu thì mới có thể nhìn ra được những nỗi đau khổ của người khác. Họ nhận ra được sự đồng cảnh ngộ của mình với người khác, chứ không chỉ biết chăm chăm vào bản thân mình. Nếu không có tình yêu thương con người, thì người đã nói lên những câu ca dao than thân sẽ chẳng thể viết được với những hình ảnh chân thực đến như vậy. Hẳn là họ đã phải rất xót thương cho những người lao động bé nhỏ nhưng phải gánh vác bao nhiêu công việc lớn

    Bình chọn cho mình nhé!

            

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON