Bạn bè (0)
Hoạt động gần đây (5)
-
Hà Nguyễn Hoàng Hiếu đã đặt câu hỏi: Hoá Học Nguyên Tử Cách đây 5 năm
Trong Nguyên tử: Các hạt điện tích cùng dấu nhau thì đẩy nhau, ngược dấu thì hút nhau. Vậy trong hạt nhân nguyên tử có nhiều các hạt proton mang cùng điện tích dương (+), tại sao chúng vẫn có thể tồn tại trong cùng một hạt nhân mà không bị đẩy nhau?. Có phải do lực đẩy chưa đủ lớn để đưa nguyên tử bình thường thành nguyên tử phóng xạ ?.
Bạn nào giải thích giúp mình với ạ !.Mình xin cảm ơn!
-
Hà Nguyễn Hoàng Hiếu đã đặt câu hỏi: Ai giải hộ câu 18, 19 với ạ Cách đây 5 năm
-
Hà Nguyễn Hoàng Hiếu đã trả lời trong câu hỏi: Ai giải hộ câu 18, 19 với ạ Cách đây 5 năm
Câu 18:
Ta xét từng kết quả nhé bạn.
* Để ý đề bài hỏi, hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng xác định.
- Câu A.y= -x3 + 3x2 + 2.(TXĐ : D=R) Đồ thị hs sẽ có 2 điểm cực trị, vậy nên hàm số không thể nghịch biến trên trừng khoảng xác định được.=> Loại A
- Câu B.y= x4 + 2x2+ 9. ( TXĐ : D=R). Do a/b>0 nên đồ thị hàm số có dạng parabol quay bề lõm lên trên, nên hàm số cũng không thể nghịch biến trên từng khoảng xác định được.=> Loại B
-Câu C.y= (x-3)/(2x+1) ( TXĐ : D=R\{1})
y' = 7/(2x+1)2 > 0, =>> Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định.=>> Loại C
- Câu D.y=(2x+1)/(x-1) ( TXĐ : D=R\{1})
y'=-3/(x-1)2 <0, =>> Hàm số Nghịch biến trên trừng khoảng xác định. Thoả mãn yêu cầu đề bài.=>> Chọn D.
Câu 19.
Ta có thể loại ngay câu A và C vì hàm phân thức luôn đơn điệu trên từng khoảng xác định chứ không phải trên R.
- Câu D. y= x3 -5x2 + 2x - 2 ( TXĐ : D=R)
y'= 3x2 - 10x + 2. y'=0 có 2 nghiệm phân biệt nên hàm số không thể đồng biến trên R được. =>> Loại D.
- Câu B. y= x3-3x2+3x-2. ( TXĐ : D=R)
y' = 3x2-6x+3. y'=0 có 1 nghiệm kép x=1.Hàm số có a=1>0,mà hàm số không đổi chiều khi đi qua nghiệm kép nên nó sẽ đồng biến trên R.Thoả mãn yêu cầu bài ra.=>> Chọn B.
Hết rồi bạn nhé !...Chúc bạn ôn thi tốt !
-
Hà Nguyễn Hoàng Hiếu đã trả lời trong câu hỏi: Muốn nhận biết một cá thể trội là đồng hợp hay dị hợp, người ta thường tiến hành phép lai gì? Cách đây 5 năm
Người ta sử dụng phép lai phân tích nhé bạn.
Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn. Rồi từ kết quả con lai để thu kết quả.VD:
P : Xanh ( AA/Aa ) x Vàng (aa)
F1 : **Nếu kiểu hình là 100% Xanh thì kiểu gen cây trội cần xác định kiểu gen ở P là kiểu gen đồng hợp (AA)
**Nếu kiểu hình là 50% Xanh và 50% Vàng thì kiểu gen cây trội cần xác định kiểu gen ở P là kiểu gen dị hợp (Aa)
Bạn chỉ cần nhớ và hiểu thí nghiệm Lai Phân Tích là nắm được thôi nhé !
Chúc bạn ôn thi tốt :")) -
Hà Nguyễn Hoàng Hiếu đã trả lời trong câu hỏi: Nêu cách nhận biết các quy luật di truyền? Cách đây 5 năm
Mendel có các quy luật di truyền sau :
(1) Quy luật phân li
(2) Quy luật phân li độc lập
(3) Quy luật đồng tính trội
**Một số quy luật di truyền bổ sung cho quy luật di truyền của Mendel:
-Tương tác không Alen
-Tương tác alen : + Trội hoàn toàn
+ Trội không hoàn toàn
-Gen gây chết
-Gen đa hiệu
-Tương tác gen nhân với tế bào chất
-Gen chịu ảnh hưởng của giới tính
-Gen tế bào chất
-.....
Nội Dung:
I. Quy luật phân li:
Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen (Alen là trạng thái của gen trên NST), các alen này tồn tại thành từng cặp và không hoà quyện vào nhau. Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi giao tử sẽ chỉ chứa một nửa của cặp alen do sự phân chia đồng đều NST, nửa alen còn lại sẽ nằm ở giao tử khác.
Hay có thể hiểu theo cách sau : Trong trường hợp giảm phân không rối loạn thì sau khi giảm phân tạo giao tử, không có giao tử nào chứa nguyên 1 cặp alen của cùng 1 tính trạng mà chỉ chứa một nửa cặp alen của mỗi tính trạng.
II. Quy luật phân li độc lập.
QLPLĐL :" Các alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử "
Nghĩa là : trong quá trình tạo giao tử, mỗi alen trong một cặp sẽ phân li độc lập không liên quan đến nhau. Chúng không đồng thời phân li cùng nhau về 1 giao tử, điều này đúng với quy luật phân li. Định nghĩa từ " phân li " ở đây có nghĩa là tách ra, mỗi cặp chỉ có 2 alen nên khi tách ra thì tỉ lệ luôn theo tỉ lệ 1:1.
III. Quy luật đồng tính trội.
QLĐTT: " Khi lai 2 cây thuần chủng với nhau, tính trạng nào ở cá thể bố hoặc mẹ được biểu hiện ở đời con lai F1 thì tính trạng đó là tính trạng trội "
Đối với câu hỏi của bạn thì bạn cần phải nắm chắc nội dung từng quy luật mới có thể phân biệt được. Mình sẽ khái quát cách nhận biết như sau:
QLPL : Xét trên giao tử : Mỗi giao tử chứa 1 alen trong cặp alenQLPLĐL : Xét trên Alen : Các Alen phân li không liên quan đến nhau,không ảnh hưởng nhau.
QLĐTT : Xét trên con lai F1 của bố mẹ thuần chủng :Tính trạng nào được biểu hiện ở đời con F1 thì tính trạng đó là tính trạng trội.
Hết rồi bạn nhé !...Chúc bạn ôn thi tốt !