YOMEDIA
NONE

Tính lượng nước rót từ bình 1 sang bình 2 ?

Cho hai bình cách nhiệt , bình 1 chứa 4 lít nước ở 400C, bình 2 chứa 2 lít nước ở 200C. Ta rót bình 1 sang bình 2 một lượng nước, sau khi nhiệt cân bằng lại rót từ bình 2 trở lại bình 1 đúng bằng lượng nước mà bình 1 rót qua. Biết nhiệt độ của nước trong bình 1 lúc sau là 360C. Tính lượng nước rót qua.

(Biết khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3 và không có sự mất nhiệt ra môi trường) 

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (9)

  • gọi:

    t là nhiệt độ cân bằng sau khi rót từ bình 1 sang 2

    t' là nhiệt độ cân bằng sau khi rót từ bình 2 sang 1

    m là khối lượng nước rót

    ta có:

    rót lần đầu từ bình 1 sang bình 2 thì phương trình cân bằng nhiệt là:

    Qtỏa=Qthu

    \(\Leftrightarrow mC\left(t_1-t\right)=m_2C\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow m\left(40-t\right)=2\left(t-20\right)\)

    \(\Leftrightarrow40m-mt=2t-40\)

    \(\Leftrightarrow2t+mt=40m+40\)

    \(\Leftrightarrow t=\frac{40\left(m+1\right)}{2+m}\left(1\right)\)

    rót tiếp tục từ bình 2 sang bình 1 thì phương trình cân bằng nhiệt là:

    Qtỏa=Qthu

    \(\Leftrightarrow\left(m_1-m\right)C\left(t_1-t'\right)=mC\left(t'-t\right)\)

    \(\Leftrightarrow\left(4-m\right)\left(40-36\right)=m\left(36-t\right)\)

    thế (1) vào phương trình trên ta có:

    \(4\left(4-m\right)=m\left(36-\frac{40\left(m+1\right)}{m+2}\right)\)

    \(\Leftrightarrow4\left(4-m\right)=m\left(\frac{36\left(m+2\right)-40\left(m+1\right)}{m+2}\right)\)

    \(\Leftrightarrow4\left(4-m\right)=m\left(\frac{36m+72-40m-40}{m+2}\right)\)

    \(\Leftrightarrow4\left(4-m\right)=\frac{m\left(-4m+32\right)}{m+2}\)

    \(\Leftrightarrow\left(16-4m\right)\left(m+2\right)=-4m^2+32m\)

    \(\Leftrightarrow16m+32-4m^2-8m+4m^2-32m=0\)

    \(\Leftrightarrow-24m+32=0\Rightarrow m=\frac{4}{3}kg\)

     

     

      bởi hồ văn quân 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • giúp mìh vs.tks nhìu ạ

    một quả cầu bằng đồng khối lượng 1kg, được nung nóng đến nhiệt độ 100°C và một quả cầu nhôm khối lượng 0,5 kg, được nung nóng đến 50°C. Rồi thả vào một nhiệt lượng kế bằng sắt khối lượng 1kg, đựng 2kg nước ở 40°C. Tính nhiệt độ cuối cùng của hệ khi cân bằng.

     

      bởi Lan Anh 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi :

    Q1 là nhiệt lượng của quả cầu bằng đồng

    Q2 là nhiệt lượng của quả cầu bằng nhôm

    Q3 là nhiệt lượng của nhiệt lượng kế

    Q4 là nhiệt lượng của nước

    do không biết chất nào thu chất nào tỏa nên ta có:

    \(Q_1+Q_2+Q_3+Q_4=0\)

    \(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)+m_2C_2\left(t_2-t\right)+m_3C_3\left(t_3-t\right)+m_4C_4\left(t_4-t\right)=0\)

    \(\Leftrightarrow380\left(100-t\right)+440\left(50-t\right)+460\left(40-t\right)+8400\left(40-t\right)=0\)

    giải phương trình ta có t=42,8 độ C

      bởi Hường Bùi 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trả lời câu hỏi

     Người ta thả 1 miếng đồng khối lượng 600gram ở nhiệt độ 100oC vào 2,5kg nước. Nhiệt độ có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Hỏi nước lên bao nhiêu nhiệt độ ( bỏ qua sự trao đổi nhiệt của bình và môi trường)

      bởi hi hi 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 600g=0,6kg

    ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    Qtỏa=Qthu

    \(\Leftrightarrow m_1C_1\left(t_1-t\right)=m_2C_2\left(t-t_2\right)\)

    \(\Leftrightarrow228\left(100-30\right)=10500\left(30-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow t_2=28,48\)

     

      bởi phạm thuỳ linh 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 1 : Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500 g nước ở nhiệt độ 130C một miếng kim loại có khối lượng 400 g được nung nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/kg.K
     

      bởi Nhat nheo 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra:

    Q1 = m1 . c1 . (t1 – t) = 0,4 . c . (100 – 20)

    Nhiệt lượng nước thu vào:

    Q2 = m2 . c2 . (t – t2) = 0,5 . 4190 . (20 – 13)

    Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:

    Q1 = Q2

    0,4 . c . (100 – 20) = 0,5 . 4190 . (20 – 13)

    C = 458 J/kg.K

    Kim loại này là thép.

     


     

      bởi Lê Lâm Ngọc Lan 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một bình cách nhiệt chứa đầy nước ở nđ t= 20*C . Người ta thả vào bình 1 hòn bi nhôm ở nhiệt độ t = 100*C , sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình t1= 30,3 *C  . Người ta lại thả hòn bi thứ 2 giống hệt như v thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt t2= 42,6*C . hãy xác định ndr của hòn bi ??? 

      bởi Trần Bảo Việt 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • trọng lượng riêng của nhôm là bao nhiêu bạn?

      bởi Trần Vân 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON