YOMEDIA
NONE

Tại sao đinh buloong và ốc vặn thường làm chung một chất ?

Bài 1: Em hãy giải thích vì sao trong giờ thí nghiệm môn hóa học, giáo viên thường dặn HS hơ đều ống thí nghiệm chứ không hơ nóng một chỗ trên ống nghiệm.

Bài 2: Khi đổ nước sôi trong hai cốc thủy tinh, một cốc dày và một cốc mỏng. Hỏi cốc nào dễ vỡ hơn? Vì sao?

Bài 3: Tại sao đinh buloong và ốc vặn người ta lại làm chung một chất. Nếu làm hai chất khác nhau thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Bài 4: Vì sao khi trộn bê tông người ta phải pha đúng tỷ lệ giữa xi măng, nước, cát và sỏi? Để bê tông được tốt hơn người ta có thể trộn thêm xi măng nhiều hơn có được không? Tại sao?

Bài 5: Tại sao khi làm nhiệt kế người ta phải dùng chất lỏng là thủy ngân chứ không phải là rượu hay nước?

Bài 6: Một bình ête, một bình rượu và một bình nước cùng có thể tích là 1 lít ở 0oC, khi nung nóng cả ba bình lên đến 50oC thì ta thấy mực chất lỏng trong ba bình lần lượt có giá trị là: 1080cm3, 1058cm3 và 1012cm3. Hỏi độ tăng thể tích của chúng là bao nhiêu? Chất nào giãn nở nhiều hơn? Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Bài 6:

    1 lít = 1000cm3

    Gọi thể tích của ête, nước, rượu lần lượt là V1, V2, V3

    Gọi thể tích sau khi đun nóng ête, rượu, nước lần lượt là V4, V5, V6; gọi thể tích ban đầu của ête, rượu, nước là V7

    Độ tăng thể tích của ête sau khi đun nóng:

    V1 = V4 – V7 = 1080 – 1000 = 80 (cm3)

    Độ tăng thể tích của rượu sau khi đun nóng:

    V2 = V5 – V7 = 1058 – 1000 = 58 (cm3)

    Độ tăng thể tích của nước sau khi đun nóng:

    V3 = V6 – V7 = 1012 – 1000 = 12 (cm3)

    Ête giãn nở nhiều nhất (58cm3 < 80cm3 > 12cm3)

    Nước < Rượu < Ête (12cm3 < 58cm3 < 80cm3)

      bởi Huy Quang Nguyễn 17/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF