Nêu tên đơn vị và một số dụng cụ đo độ dài ?
a)Nêu tên đơn vị và một số dụng cụ đo độ dài
b)Nêu cách đo độ dài
c)Nêu tên đơn vị và một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng?ĐCNN và GHĐ của bình chia độ là gì?
c)Nêu cách đo thể tích chất lỏng
d)Cho các dụng cụ sau:Bình chia độ, bình tràn, bình chứa, nước và hòn đá. Hãy trình bày cách đo thể tích của hòn đá khi hòn đá:
-Bỏ lọt bình chia độ
-Không bỏ lọt bình chia độ
e)Nêu tên đơn vị và một số dụng cụ đo khối lượng.
f)Khối lượng của một vật cho biết gì?
g)Trình bày cách dùng cân Roobecvan hoặc cân đồng hồ để cân một vật(trình bày cả 2 cách luôn nhé)
h)Lực là gì?Cho một ví dụ có lực tác dụng lên vật. Xác định phương và chiều của lực đó.
i)Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì?Mỗi kết quả cho một ví dụ.
j)Trọng lực là gì?Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là gì?Trọng lượng là gì?
k)Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị đo của lực là gì?
L)Hãy mô tả một hiện tượng thực tế, trong đó ta thấy trọng lượng của một vật bị cân bằng bởi một lực khác.
Trả lời (1)
-
a) Đơn vị chính dùng để đo độ dài là mét
Dụng cụ đo độ dài là thước.
b)Cách đo độ dài :
-Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
-Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
-Đọc và ghi kết quả đo đúng qui định.
c1)Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối(m3)và lít (l)
Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, chai lọ có ghi sẵn dung tích, ...
GHĐ là độ đo lớn nhất trên bình chia độ.
ĐCNN là độ do giữa vạch chia liên tiếp trên bình chia độ.
c2)Cách đo thể tích chất lỏng:
-Ước lượng thể tích cần đo để chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
-Đặt bình chia độ thẳng đứng.
-Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trung bình.
-Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
d)Khi bỏ lọt hòn đá: Thả chìm hòn đá đó vào nước dựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích vật.
Khi bỏ không lọt hòn đá : Thì ta dùng bình tràn . Ta thả hòn đá vào trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích hòn đá.
e)Đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam(kg)và gam(g)
-Dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân(cân Ro-be-van,cân đồng hồ,...)
f) Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trên vật.
g)Cách dùng cân:
-Cân Ro-be-van:
+Điều chỉnh cân về số 0
+Đặt vật cần đo lên dĩa cân.
+Đặt số quả cân có khối lượng bằng vật cần đo.
+Điều chỉnh con mã cho đến khi cân nằm thăng bằng.
+Đọc giá trị của quả cân.
-Cân đồng hồ:
+Điều chỉnh kim đồng hồ trở về vạch số 0.
+Đặt vật cần đo lên dĩa cân.
+Đọc giá trị của vật.
h) Lực là tác dung đẩy, kéo của vật này tác dụng lên vật khác.
VD: Lực kéo của đầu xe lên các toa tàu.
phương: nằm ngang
chiều: từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái tùy theo trường hợp xe lửa chạy.
i) lực tác dụng có thể gây ra:
-biến đổi chuyển động(có 5 trường hơp): VD:bóng tennis bị cầu thủ đánh trúng làm đổi hướng.
-làm vật bị biến dạng: lực từ búa tác dụng lên đinh làm cho đinh bị biến dạng
j) trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật.
trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng.
k)trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về trái đất
đơn vị của lực là niutơn(N)
l) đặt cái đèn trên bàn => trọng lượng của cái đèn bị lực đẩy cùa cái bàn cân bằng
bởi Đoàn Kiều 30/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản