YOMEDIA
NONE

Chương trình Solar System 3D Simulator Trái Đất chuyển động như thế nào?

Chương trình Solar System 3D Simulator:

- Trái Đất chuyển động như thế nào?

- Mặt Trăng chuyển động như thế nào

- Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng khi tròn khi khuyết?

- Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Hiện tượng mặt trăng lúc tròn, lúc khuyết được giải thích dựa theo nguyên tắc và quy luật chuyển động của hệ mặt trăng và mặt trời. Nó xảy ra rất thường xuyên nên chúng ta xem nó như một hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi được hỏi “Tại sao mặt trăng khi tròn khi khuyết” thì không phải ai cũng biết. Vậy, bạn đã có đáp án chưa
    Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy trong một tháng luôn thay đổi hình dạng, có hôm tròn như chiếc mâm con, có hôm khuyết như nửa chiếc bánh nướng, có hôm cong như chiếc lưỡi liềm. Hiện tượng lúc tròn lúc khuyết là do nguyên nhân gì?
    Theo người Babilon cổ đại cho rằng: Mặt trăng là một hình cầu có 1 nửa phát sáng và 1 nửa tối; khi nửa phát sáng của Mặt trăng quay về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng tròn; khi Mặt trăng quay cả phần sáng và phần tối về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng khuyết và khi Mặt trăng quay phần tối về phía Trái đất thì ta không nhìn thấy trăng. Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái đất, Mặt trăng không phát nhiệt cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm đáng lẽ chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng nhưng do Mặt trăng phản xạ ánh sáng Mặt trời nên chúng ta mới nhìn thấy nó
    Trong quá trình Mặt trăng quay quanh Trái đất, vị trí tương đối giữa Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời luôn thay đổi. Khi Mặt trăng đi vào giữa Trái đất và Mặt trời, mặt hướng vào Trái đất của Mặt trăng không được Mặt trời chiếu sáng nên chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng, đó là "trăng sóc - trăng mới" hiện tượng này xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng. Sau đó 2 - 3 ngày, Mặt trăng chuyển dịch dần theo quỹ đạo của nó ra khỏi vị trí thẳng hàng với Trái đất và Mặt trời, lúc này ánh Mặt trời chiếu vào mép của nửa Mặt trăng hướng về Trái đất và chúng ta nhận thâý trăng khuyết hình lưỡi liềm trên không trung. Trăng lúc này cũng được gọi là "trăng mới". Từ đó trở đi, Mặt trăng tiếp tục chuyển dịch theo quỹ đạo và mỗi ngày nửa mặt trăng hướng về Trái đất càng được Mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, trăng lưỡi liềm mỗi ngày thêm đầy đặn, đến ngày 7 hoặc 8 thành nửa hình tròn. Người ta gọi đó là trăng thượng huyền.
    Sau trăng Thượng huyền, Mặt trăng chuyển dần đến vị trí đối diện với Mặt trời (Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời ), nửa Mặt trăng hướng về Trái đất được Mặt trời chiếu sáng ngày càng nhiều, bởi vậy chúng ta thấy Mặt trăng đầy dần đầy dần và đến khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời thì chúng ta nhìn thấy Mặt trăng tròn vành vạnh, đó là đêm rằm (trăng vọng).
    Thời gian trăng tròn chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Những ngày tiếp theo vị trí đối diện giữa Mặt trăng và Mặt trời thay đổi dần, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất nhận được ánh sáng Mặt trời ít dần và chúng ta thấy Mặt trăng sẽ " gầy dần". Sau đêm rằm độ 7 - 8 ngày, chúng ta chỉ còn nhìn thấy 1/2 Mặt trăng, đó là trăng "Hạ huyền" Sau " Hạ huyền" Mặt trăng tiếp tục gầy đi, tiếp đó 4, 5 ngày chỉ còn lại hình lưỡi liềm, đó "trăng tàn". Sau đó trăng nhỏ dần và mất hẳn - thời kỳ " trăng mới" lại bắt đầu. Hiện tượng tròn khuyết của Mặt trăng là do Mặt trăng không tự phát sáng. Bạn có thể lấy một quả bóng và ngọn đèn làm thí nghiệm chứng minh với nguyên lý như đã trình bày ở trên. Ngọn đèn là Mặt trời, quả bóng là Mặt trăng, đầu của bạn là Trái đất. Bạn cầm quả bóng và tự xoay người, bạn sẽ nhìn thấy quả bóng lần lượt xuất hiện "trăng mới", " trăng thượng huyền", "trăng rằm", "trăng tàn" rồi lại "trăng mới"...
      bởi Đặng Vân 22/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON