YOMEDIA
NONE

Nêu các chu kì co giãn của tim

ÔN TẬP

Câu4: Ở người có mấy nhóm máu? Vẽ sơ đồ cho nhận của các nhóm máu.

Câu5: Có mấy chu kì co giãn của tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi?

Câu6: Nêu cấu tạo hoạt động sống của tế bào?

Câu7: Là HS em hãy nêu những biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS?

Câu8: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.

Câu9: Tóm tắt quá trình trao đổi khí ở phổi của tế bào.

GIÚP MK VS MK SẮP THI RÙI

huhuhuhukhocroi

THANKS NHÌU!!!!!!!!!!!!!!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 4.Ở ngưới có 4 nhóm máu

    + Nhóm máu O
    + Nhóm máu A
    + Nhóm máu B
    + Nhóm máu AB
    sơ đồ truyền máu:
    Sinh học 8
    5.- Tim co giãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 pha: Pha nhĩ co, pha thất co, pha giãn
    chung. sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua ba pha làm cho máu
    được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
    - Vì nhờ có thời gian nghỉ ngơi mà các cơ tim phục hồi khả năng làm việc. Nên tim
    hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi

    6.

    Cấu tạo tế bào gồm: + Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài thực hiện trao đổi chất

    + Chất tế bào: Chứa nhiều bào quan khác
    + Nhân: Điều khiển mọi hoạt động của tế bào
    - Hoạt động sống: Trao đổi chất, lớn lên và sinh sản
    7.
    Những biện pháp chống cong vẹo ở học sinh là :
    - Ngồi học đúng tư thế, không nghiêng vẹo
    - Mang vác đồ vật đều cả 2 vai, tay
    - Không làm việc nặng quá sức chịu đựng của bản thân.
    8.
    - Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
    + Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic
    + Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước
    - Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
    + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
    + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
    - Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột, tuyến vị.
    9.
    Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao
    tới nơi có nồng độ thấp.
    * Sự trao đổi khí ở phổi.
    - Nồng độ oxi ở phế nang cao hơn nồng dộ oxi ở mao mạch máu nên oxi từ phế nang
    khuyếch tán vào mao mạch máu.
    - Nồng độ cacbôncic mao mạch máu cao hơn ở phế nang nên cacbônic khuyếch tán từ
    máu vào phế nang.
    * Trao đổi khí ở tế bào.
    - Nồng độ oxi ở mao mạch máu cao hơn ở tế bào nên oxi khuyếch tán từ máu vào tế bào.
    - Nồng độ cacbônic ở tế bào cao hơn ở máu nên cacbônic khuyếch tán từ tế bào vào máu.
    Chúc bạn thi tốt , đạt điểm cao nha! vui
      bởi Miền Nam 20/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF