YOMEDIA
NONE

Viết phần mở bài và thân bài bàn về mối quan hệ giữa học và hành

Bạn nào làm giúp mình 2 đoạn đầu về "mối quan hệ giữua học và hành" với. (Giới thiệu chút về la sơn phu tử, và những cách học khác,.......rồi sau đó tới định nghĩa học và hành)

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • dàn bài

    I. Mở bài:

    - “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
    - Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
    - Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên !
    II. Thân bài:

    1) Giải thích:
    - Học: là hoạt động của trí óc đễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
    - Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

    2) Tại sao học và hành phải đi đôi ?
    - Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập.
    - Nếu học chỉ đễ nhồi nhét một mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
    - Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
    - Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
    - Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”.
    - Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

    3) Tác dụng:
    - Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống.

    (Trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành :Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng,...)
    Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống.
    - Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
    - Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
    - Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.

    4) Liên hệ đến bản thân

    Tự đánh giá và nhận xét về việc vận dụng cái đã học vào cuộc sống của bản thân mình như thế nào.

    III. Kết bài:
    Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là hai mặt đồng thời của một quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.
      bởi Thái Bá Quân 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tham khảo:

    Dàn ý:

    1) Mở bài.

    • Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
    • Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.

    2) Thân bài.

    • Giải thích câu nói: Thế nào là "Học đi đôi với hành"?
    • Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
      • Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
      • Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.
    • Tác dụng của việc học đi đôi với hành.
      • Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
      • Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.
    • Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học,...

    3) Kết bài.

     

    Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn

      bởi B Ming_ 17/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON