Viết một bài về lịch sử địa phương em
viết một bài về lịch sử địa phương em?
Trả lời (3)
-
THAM KHẢO NHÉ BẠN
Thuở nhỏ, tôi thường háo hức chờ đón dịp tết Nguyên Đán. Không phải chỉ là theo tâm lí trẻ con được tiền lì xì và được may quần áo mới, mà còn vì lí do khác háo hức hơn nhiều đó là sau những ngày Nguyên Đán vui vẻ tôi lại được mẹ dẫn đi hội xuân. Hội xuân làng tôi nhiều lắm, nhưng háo hức lớn nhất của tôi vẫn là lễ hội đầu tiên của mùa xuân- khởi đầu một năm vào ngày 8 tháng giêng âm lịch tại đền Hét.
Cây đa, giếng nước, mái đình, con đò nhỏ… giường như tất cả những thứ ấy đã đi vào tiềm thức của bất cứ người dân quê nào để trở thành linh hồn của mỗi làng quê. Ở đó mỗi ngôi đình không biết được hình thành từ bao giờ nữa nhưng đều được thờ một vị Thành Hoàng Làng, và những vị anh hùng có công với đất nước. Bởi thế đình làng vừa là nơi để tưởng nhớ ân đức của các bậc tiền nhân, vừa là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh,vừa là nơi giao lưu, sinh hoạt mang đậm nét văn hoá làng quê. Với dân tộc ta đình làng mang đậm bản sắc văn hoá Việt, là nơi lưu giữ truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” mang quốc hồn, quốc tuý của người Việt. Vì vậy với riêng tôi mỗi lần trảy hội mùa xuân trong đền Hét lòng tôi lại ngập tràn niềm hân hoan, xúc động xốn xang về một nét đẹp văn hoá ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.
Ðã thành lệ, hàng năm cứ vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch, đông đảo nhân dân xã Thái Thượng, con em xa quê, du khách thập phương lại nô nức trở về tham dự lễ hội đền Hét, hoà mình trong các trò chơi dân gian độc đáo, tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ yên bình cho vùng đất cửa biển nơi đây.
Người dân quê tôi kể lại rằng đền Hét xưa là một ngôi miếu nhỏ thuộc đời nhà Lý ở làng Bích Du, xã Bích Sơn, huyện Thuỵ Anh nay là xã Thái Thượng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Cách đây hàng 1000 năm Đền được xây dựng thờ vị tướng quân Phạm Ngũ Lão- vị tướng trẻ tuổi lừng danh trong lịch sử dân tộc thời vua Trần Nhân Tông. Ông là người tài cao, tinh thông võ nghệ, giỏi phép dụng binh, chỉ huy đạo quân đánh giặc trăm trận trăm thắng.
Phạm Ngũ Lão- sinh năm Ất Mão năm 1255, mất năm 1320; trong một gia đình lấy nghề nông làm gốc, nhưng ông cha giỏi nghề nho học và y học.Tương truyền thân phụ Ngài rất giỏi nghề thuốc, thân mẫu là Nguyễn Thị Hải. Ngài ở Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Năm ngài lên 3 tuổi diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, thắng lợi vang dội là mốc son lịch sử hào hùng của dân tộc. Năm lên 5 tuổi thì bố mất sớm, mẹ nuôi cho ăn học, trưởng thành vừa có sức khoẻ vừa có trí tuệ hơn người, có chí lớn, thích đọc sách, ngâm thơ, luyện võ nghệ. Năm Ngài 20 tuổi đã về kinh dự thi mong lập nghiệp qua con đường chính tắc, võ nghệ của Ngài hơn các quan giám khảo. Ngài được gặp Trần Hưng Đạo, Hưng Đạo Vương nhìn thấy tướng mạo biết ngay là người tài, ưng cho theo về dinh và giữ lại làm môn khách.Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ 2 năm 1285, Phạm Ngũ Lão được giao mũi chủ công trận Vạn Tây kẹt Hàm Tử Chương Dương. Đây là chiến công lớn nhất chôn vùi quân chủ lực của Thoát Hoan kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba. Năm 1287- 1288 được triều đình phong hàm Học phẩm phụng ngự. Phạm Ngũ có nhiều chiến công trong sự nghiệp giữ gìn biên giới. Người đời sau còn lưu truyền mãi những câu thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thâu
……….
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
Phạm Ngũ Lão đã có công lao to lớn cùng với ba quân tướng sĩ lập nên những chiến công hào hùng, góp phần gìn giữ giang sơn và sự bền vững suốt 12 đời vua nhà Trần với chiều dài 175 năm cơ nghiệp (1225 -1400) mà đến nay sử sách vẫn còn lưu danh.Nhờ lập được nhiều chiến công trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, Phạm Ngũ Lão được vua Trần sùng ái và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nhất mực tin yêu, nhận làm tế tử gả con gái cho và được phong làm Ðiện Suý Thượng tướng quân. Khi được vua Trần giao cho thống lĩnh ba quân, trấn ải miền Duyên hải bảo vệ cửa ngõ phía vùng biên giới Ðông Bắc của Tổ quốc, tướng quân Phạm Ngũ lão đã chọn cửa biển Ðại Toàn (nay là cửa biển Diêm Ðiền)- mảnh đất địa linh nhân kiệt có thế long giáng, hổ vờn làm nơi đóng đồn, dựng trại huấn luyện binh sỹ. Nơi ông đóng quân, sau này nhân dân địa phương xây đền thờ phụng. Hoà chung khí thế đó, quân sỹ đã được nhân dân giúp đỡ lương thảo để hoàn thành nhiệm vụ với giang sơn, xã tắc, giữ trọn đạo nghĩa trung quân ái quốc. Trong huấn luyện quân sỹ, vật Cầu là môn thể thao được ông sáng lập ra và được lưu truyền mãi mãi đến ngày nay.
Đền Hét có khuôn viên không rông lắm nằm trên một u đất cao ráo, thoáng đãng và sạch sẽ nơi trước đây là một cồn cát chỉ cách một con đê là ra đến biển. Toàn bộ khu di tích Đền Hét có diện tích khoảng hơn 4.000m2 . Đền Hét nằm theo hướng Tây Bấc bao gồm 5 khu vực: Khu Đền chính thờ tướng quân Phạm Ngũ lão; trên phương diện văn hoá tâm linh, đền Hét còn phối thờ Đông Hải Đại Vương. Hoàng Giáp Nguyễn Mậu Từ Phú Thánh Mẫu vì vậy bên trái đền chính là cửa Mẫu, bên phải là nhà khách để tiếp khách thập phương về dự lễ hội và sinh hoạt văn hoá làng; trước cửa đền chính là chỗ thờ hai ông Hổ lớn trông rất thâm nghiêm; cách chừng vài trăm mét về bên phải cửa đền chính là khu miếu thờ. Gần đây trước cửa Đền Hét (Trước khu thờ 2 ông hổ) chính quyền địa phương và nhân dân mới xây dựng cổng đền mới cũng theo hướng tây Bấc trông rất đẹp và thâm nghiêm và đã chính thức đi vào sử dụng. Cổng cũ theo hướng Tây. Đền chính có chiều rông khoảng 15 mét, dài khoảng 25 mét chia làm 3 khu thờ với ba gian. Từ ngoài đi vào là một bục sân rộng để dâng hương tế lễ, tiếp theo là khu cửa ngoài, qua hai ông Hộ Pháp lực lưỡng là cửa chính, nơi chủ yếu để cúng lễ, hết cửa chính là cửa trong cùng.
Nhờ tấm lòng của người dân địa phương, con em xa, khách thập phương nên những năm qua chính quyền địa phương, Ban Quản lý di tích đã đầu tư tôn tạo khu di tích, xây dựng thêm một số hạng mục công trình. Tuy nhiên, khuôn viên của đền hiện chỉ có hơn 4.000m2 để tổ chức lễ hội và đón lượng du khách lớn như vậy. Vì vậy, Thái Thượng đề nghị Nhà nước quan tâm hỗ trợ địa phương nguồn kinh phí để mở rộng khuôn viên ngôi đền, đầu tư xây dựng sân để tổ chức thi đấu các môn thể thao một cách truyền thống bài bản, chuyên nghiệp hơn... và xứng tầm với quy mô công trình di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Hét là địa điểm tập kết liên lạc và họp bàn kháng chiến của tổ chức cách mạng, dân quân du kích và bộ đội chủ lực. Ðịch đã nhiều lần thả bom, bắn phá bằng đại bác, làng mạc, nhiều nhà cửa bị phá huỷ nhưng ngôi đền vẫn sừng sững uy nghiêm tại đó. Cũng tại nơi này, trong trận càn Mercure (từ ngày 27 đến ngày 30/3/1952), hàng trăm chiến sỹ của Trung đoàn 48, Ðại đoàn 320 đã ngoan cường chiến đấu và anh dũng hi sinh, nhuộm đỏ máu hồng để giữ mảnh đất miền duyên hải này. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đền là nơi tập trung dân quân, du kích tuần tra, canh gác và là địa điểm cất giữ vũ khí, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
Tồn tại mấy trăm năm trước sóng gió nơi cửa biển, nắng mưa khắc nghiệt của thời gian, qua năm tháng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhiều lần di chuyển, đến nay đền Hét vẫn hiển hiện và được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo khang trang mà không kém phần uy nghi; lưu giữ nguyên vẹn 7 sắc phong thời Lê- Nguyễn, thời Hậu Lê 2 sắc phong và thời Nguyễn 5 sắc, 01 thần tích chữ Hán, 01 bia đá , nhiều đồ tế khí, câu đối, cặp song mã và bia đá cổ. Trên cơ sở đó, ngày 25/12/1993 Bộ Văn hoá & Thông tin đã quyết định công nhận đền Hét là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc Gia.
Hàng năm được sự nhất trí của Đảng uỷ - HĐND – UBND xã Thái Thượng và cán bộ nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ hội truyền thống đền Hét tại thôn Bạch Đằng từ ngày mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội chính được tổ chức vào ngày mùng 8 ( lấy mốc lịch sử vào ngày mùng 8 tháng Giêng năm Mậu Tý 1288, tướng và quân nhà Trần đã xuất quân đi đánh quân Nguyên tại cửa biển Ðại Bàng -cửa Thái Bình ngày nay). Theo truyền thống của địa phương tổ chức hôi thượng võ khai xuân .Trong lễ hội có các phần lễ và hội thể hiện lòng thành kính của tướng quân Phạm Ngũ Lão và các tướng sỹ như. Phần lễ có tế lễ, rước, dâng hương (tế Nam quan, nữ quan, tế tạ) ; phần hội chính là văn hoá văn nghệ diễn lại các sự kiện của tướng quân như: biểu diễn văn nghệ, vật cầu, vật đô nam nữ, kéo co nam nữ, bóng chuyền và các trò chơi dân gian khác vừa mang sắc thái riêng của cư dân đi biển; vừa để tưởng nhớ vị tướng giỏi một thời, vừa gìn giữ những nét văn hoá truyền thống địa phương.
Tương truyền Đền Hét linh thiêng lắm. Có người thả trâu bò vào khu đền không để ý trâu bò bậy phân ra về nhà ốm liệt suốt mấy tháng mà không biết bệnh gì, mãi sau người nhà đi xem xét mới biết nguyên nhân phải làm lễ xám hối mới khỏi bệnh. Có kẻ lòng tham vô đáy đến đình ăn trộm đồ thờ bán lấy tiền đã bị báo ứng gặp phải những bất hạnh lớn trong cuộc đời mà không có cách nào cứu vãn được. Đền linh thiêng như vây nên những ngày tuần hàng tháng, người dân quê tôi thường lên đình thắp hương xin phúc lành. Đông nhất là một năm 4 tiết sang xuân, hạ, thu, đông, ngày giỗ Thánh Mẫu tháng 3, ngày tết vong nhân xá tôi và tết Đoan Ngọ. Vào những kì thi lớn, hay những bước ngoặt quan trọng trong đường của mỗi người dân làng tôi thường ra thắp hương xin Ngài phù hộ điều may mắn.
Những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước và Chính quyền Địa Phương đền Hét đã được trùng tu lại rất khang trang nâng cao vẻ uy nghi và tôn nghiêm vốn có. Từ đó đã thu hút rất nhiều du khách thập phương trên khắp mọi miền đất nước về dâng hương tưởng niệm.Về dự với lễ hội có các Đ/c lãnh đạo Tỉnh uỷ - HĐND – UBND tỉnh; các ban ngành của tỉnh; các Đ/c lãnh đạo Huyện uỷ - HĐND – UBND huyện Thái Thụy; các ban ngành cơ quan của huyện; cũng như quý khách thập phương; nhân dân địa phương về dự lễ hội thắp nén hương thơm thể hiện lòng thành kính, tri ân với các bậc tiền nhân quân tử, những người đã có cống hiến lớn lao đối với xã tắc, giang sơn.Thông qua lễ hội giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về truyền thống yêu quê hương, đất nước, con người, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những người con của quê hương cho dù đi đâu xa, làm ăn ở đâu cũng trở về quê trong ngày hội lớn. Lễ hội rất đông hơn nữa lại đúng vào những ngày còn âm vang của tết Nguyên Đán nên càng đông hơn. Bởi thế hầu hết các nơi người ta chỉ vui xuân rộn ràng trong ba ngày tết có chăng là sang hết mùng 4 hoá vàng cho các cụ là hết tết mà thôi. Nhưng quê tôi thì khác, người dân làng tôi cứ phải hết mùng mười, nghĩa là hội đền Hét tàn mới được coi là hết tết. Nhờ có lễ hôi đền Hét mà tết ở quê tôi rất vui. Hết hội người ở xa mới đi, người ở nhà mới bắt tay vào lao động sản xuất, lũ trẻ ham chơi như tụi tôi mới thực sự nhập hồn vào bài học cô giảng dù việc học năm nào cũng đã bắt đầu vào mùng 6 tết.
Lễ hội là niềm vui lớn của người dân quê tôi sau một năm dài lao động cực nhọc, vất vả, là niềm khích lệ, động viên tiếp sức cho một năm mới tốt lành gặp nhiều thắng lợi mới.Bởi vậy mà giường như ai cũng hân hoan, chờ đón. Với lũ trẻ như chúng tôi thì khỏi phải nói niềm vui háo hức lớn đến nhường nào. Tôi thích tất cả các hoạt động trong lễ hội vì nó mang bản sắc văn hoá dân tộc, là nét đẹp của thuần phong mĩ tục văn hoá làng còn lưu giữ. Song hình như tôi chưa thể lớn lên được khi háo hức đợi lễ hội để được nặn tò he, mua súng ống và đồ chơi….Mẹ tôi cứ mắng hoài, nhưng tôi chỉ cười bởi tôi hiểu với trẻ con như tôi thì những thứ đó làm tôi thêm tự hào hơn về đền Hét và yêu thương, gắn bó với quê hương Thái Thượng của tôi hơn.
Tết Nguyên Đán đang đến gần… Lễ hội Đền Hét cũng đang về. Bạn có muốn đến thăm một công trình lịch sử văn hoá cấp quốc gia, một thắng cảnh sinh động ở làng quê quê lúa như quê tôi? Xin mời bạn đến, với lòng nhiệt tình, hiếu khách tôi tin bạn sẽ ấm lòng khi về nơi đây. Rất hân hạnh đón chào quý khách về thăm danh lam thắng cảnh và thưởng ngoạn khu di tích lịch sử Đền Hét.
bởi Vũ Trung Hiếu 26/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nơi em sống là một vùng quê nằm ở ngoại thành. Xung quanh là ruộng lúa sông ngòi. Với những cánh đồng bát ngát, cò bay mỏi cánh hiện lên trong sương sớm.
Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.
Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.bởi Nguyễn Hoài 26/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cách Hà Nội khoảng 30km chúng ta đang đi trên lộ trình đến xã Đình Tổ. Kìa ngã tư Dâu kia rồi, phía trước là chùa Dâu, nhưng theo ý kiến đông của du khách chúng ta sẽ đi thăm chùa Bút Tháp trước. Xe đã đỗ trước cổng chùa, xin mời tất cả du khách xuống xe rồi chúng ta cùng vào vãn cảnh. Ồ, một cổng chùa được trổ khắc rất tinh xảo hiện ra trước mắt du khách và tôi - một hướng dẫn viên du lịch. Với nhiệm vụ của mình, tôi tự hào giới thiệu cho du khách biết: "Chúng ta đang đứng tại làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành và trước mặt quý khách đây chính là ngôi chùa có tên trùng với tên làng tức "Chùa Bút Tháp". Nó còn có tên chữ Hán là "Ninh Phúc tự" được khắc trên cổng chùa". Vào sâu trong khuôn viên chùa du khách ai nấy đều nhạc nhiên bởi cảnh sắc đẹp lạ thường như chốn "bồng lai tiên cảnh". Phía trước tiền đường là một ao sen tỏa hương thơm, dịu mát, thanh thoát của nhà Phật. Cây cối xung quanh chùa uy nghiêm lạ thường. "Chùa Bút Tháp là một ngôi chùa cổ nằm ven bờ nam sông Đuống, tương truyền, chùa được khởi dựng vào đời Trần Nhân Tông (1258 - 1278). Lúc đầu, chỉ là một ngôi chùa nhỏ, đến thế kỷ XVII chùa đã trở nên nổi tiếng do nhà sự Hòa thượng Chuyết Chuyết trụ trì". Như quý khách đã biết tôi vừa giới thiệu về nguồn gốc của chùa. "Tại sao Hòa thượng Chuyết Chuyết trụ trì mà chùa lại trở nên nổi tiếng; cô có thể giải thích cho tôi được không?". Đó là câu hỏi của một vị khách nước ngoài nói tiếng Việt vẫn còn sõi. "Thưa ông, câu hỏi của ông thật là thú vị, có thể mọi người ở đây cũng chưa biết hết, tôi xin nói để mọi người cùng nghe: Trước đây, đời sống nhân dân rất khổ cực, cơm ăn không no, áo mặc không đủ, chính Hòa thượng Chuyết Chuyết đã thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân, ông đã quyên góp, giúp đỡ những người dân nghèo. Vì vậy đức hạnh của Hòa thượng đã được nhiều người biết đến. Và tất cả nhân dân đều rất kính trọng Hòa thượng. Bởi vậy năm 1644, Hòa thượng mất đi - đó là một sự mất mát lớn đối với nhân dân, tuy nhiên ông là người có đức hạnh cao nên được vua Lê phong là: "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đấy người trụ trì chùa này là thiền sư Minh Hạnh, một học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết". Mời quý khách vào tiếp trong này chúng ta cùng thăm quan. "Năm 1646, Hoàng thái hậu Diệu Viên (Trịnh Thị Ngọc Chúc) đã rời bỏ cung thất về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên xin phép chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức, cùng với nhà sư trụ trì là Minh Hạnh trùng tu lại. Đến năm 1647 chùa mới được trùng tu xong với quy mô to lớn như ngày nay". Bước vào gian chính, tất cả quý khách ai nấy đều ngạc nhiên bởi kiến trúc chạm khắc tinh xảo từ những cái nhỏ nhất đến những bức tượng Phật to lớn. "Chùa Bút Tháp được kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc, bao gồm 10 ngôi nhà với 162 gian, nằm trên một trục dài hơn 100 mét. Cụm kiến trúc chính lần lượt từ phía ngoài vào là các công trình: Tam Quan Gác Chuông, nhà Tiền Đường, Thiên Hương, Thượng Điện, Cầu Đá, Tích Thiện Am (tòa cửu phẩm Liên Hoa), Nhà Trung, Phủ Thờ và Hậu Dường. Nơi chúng ta đang đứng đây là nhà Tiền Đường phía trước - nơi du khách vừa đi qua là Tam Quan và Gác Chuông. Ngoài ra còn có hai dãy hành lang, mỗi dãy 26 gian chạy dọc từ hồi nhà Tiền Đường ra phía sau như ôm gọn lấy cụm kiến trúc trên. Bên phải chùa, phía sau là nhà Tổ có ngọn tháp đã nổi tiếng. Đó là Tháp Báo Nghiêm, cao trên 13m hình cây bút (Tháp Bút). Đằng sau chùa (phía Bắc) là ngọn tháp đá Tôn Đức cao trên 10 mét. Cạnh chùa phía Đông, trước nhà Tổ là giếng Tiên, miệng giếng bằng đá chạm hình các cánh hoa sen. Dừng lại bên cạnh giếng Tiên, nhìn xuống giếng ai cũng thấy rõ khuôn mặt mình phản lại. Tôi không giải thích gì mà hình như mọi người cũng hiểu được ý nghĩa của tên gọi giếng này nên không ai múc nước giếng cả. Phía bên kia du khách chụp ảnh kỷ niệm, quay lại toàn bộ cảnh mình vừa đi qua... Thấy mọi người bớt mệt, chúng tôi lại tiếp tục đi. Ra khỏi Tiền Đường, đi dọc dãy hành lang, du khách có thể nhìn bao quát cảnh chùa. "Chùa Bút Tháp là một công trình kiến trúc cổ còn khá hoàn chỉnh, ngôi chùa là cả một công trình điêu khắc đồ sộ trên hai chất liệu đá và gỗ". Quý khách hãy để ý mà xem đa số những pho tượng ở đây đều là những bức chạm gỗ tinh xảo, đặc biệt là trước cửa Tam Bảo và tòa Đại Hùng Bảo Điện ở ngay trước mắt quý khách. Các khảm thờ ở nhà Thiên Hương, Thượng Điện, những bức chạm khắc đá trên các cây tháp đá, cầu đá và lan can đá chạy xung quanh nhà Thượng Điện... Tất cả những công trình đó đều phản ánh thế giới tự nhiên như chim muông, hoa lá rất độc đáo và sinh động, là những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thế kỷ XVII.
Đặc biệt hơn, chùa Bút Tháp càng nổi tiếng gần xa bởi hệ thống các tác phẩm điêu khắc tượng phật cổ tiêu biểu như tượng Thuyết Sơn, hai tòa Tam Thanh - Tam Thế, tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát... Các vị thấy thế nào? Quả là những kiệt tác đúng không? Tuyệt vời - một du khách nói. Cô có thể dẫn chúng tôi đi xem nốt pho tượng nổi tiếng nhất ở chùa được không?". Xin quý khách đừng vội, chỉ lát nữa thôi chúng ta sẽ trông thấy. Nhưng trước hết mời quý khách hãy chiêm ngưỡng thêm vẻ đẹp của các pho tượng chân dung về những người có công xây dựng chùa Bút Tháp được đẹp như ngày nay, bao gồm tượng Tổ chùa và tượng hậu Phật như tượng: Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ, tượng Minh Hạnh thiền sư... cũng là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất của loại hình tượng hậu Phật ở thế kỷ XVII.
Mời quý khách sang bên này, đây chính là pho tượng mà các vị muốn xem. Nó có tên là Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay hay tên chữ Hán là "Thiên thủ thiên nhỡn". Pho tượng chính là hiện thân của thế giới nhà Phật, đồng thời thể hiện thế giới tâm linh của con người chúng ta thời xưa cũng như ngày nay phải không các bạn? "Vậy, cô ơi cho tôi hỏi pho tượng này do ai khắc mà khéo léo tài tình thế, trước đây tôi đã từng được xem rất nhiều pho tượng nhưng chưa cái nào độc đáo giống cái này". "Quý khách thật có con mắt thẩm mĩ biết nhìn nhận nghệ thuật đấy. Pho tượng này do nghệ nhân Trương Tiên Sinh Phụng - một người có tay nghề cao trong làng nghề trạm khắc thời bấy giờ tức năm Bính Thân (1656), là một kiệt tác vào loại độc nhất vô nhị trong các di sản văn hóa điêu khắc cổ xưa ở đất nước Việt Nam chúng tôi.
Tôi cũng giới thiệu thêm để quý khách cùng biết về đời sống tâm linh của người dân đất nước tôi thời ấy: Nhân dân Việt Nam rất coi trọng đôi bàn tay và đôi con mắt và có quan niệm rằng: "Giàu hai con mắt, quý hai bàn tay". Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là cánh cửa quan trọng nhất để đón nhận tri thức, còn đôi bàn tay là công cụ lao động giúp con người sống tốt hơn. Vì vậy nghệ nhân Trương Tiên Sinh đã rất khéo léo và sáng tạo khi khắc pho tượng này. Chỗ độc đáo, sáng tạo ở đây chính là nghìn mắt kết hợp với nghìn tay. "Xin hỏi có quý khách nào ở đây biết nghìn mắt ở đâu không ạ?". "Tôi mạn phép xin nói - Một bà nước ngoài trông có vẻ rất quý phái - Tôi đã từng được nhìn thấy pho tượng này trên tivi, nếu tôi nhớ không nhầm thì trên mỗi đầu ngón tay là một con mắt có phải không cô?". Xin cảm ơn bà, rất chính xác đấy ạ! Các vị hãy để ý mà xem, vừa nói tôi vừa chỉ vào đầu ngón tay của pho tượng. "Đây chính là con mắt, vì nó rất nhỏ nên quý khách không nhìn thấy, và tất cả các ngón tay của Phật đều có một con mắt". Theo quan niệm của nhà Phật trí tuệ và công cụ kết hợp với nhau sẽ làm nên tất cả. Điều đó là một triết lý đúng đắn và xác thực của nhà Phật về cuộc sống thời bấy giờ.
Ngoài ra, trong chùa còn nhiều đồ thờ tự khác được chạm khắc trang trí hoa văn sơn son, thếp vàng lộng lẫy đã thể hiện tư tưởng tình cảm và óc thẩm mĩ, bàn tay tài khéo sáng tạo của những người thợ nghệ sĩ dân gian xưa.
Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, lần gần đây nhất vào năm 1993 với sự giúp đỡ tài trợ của Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, toàn bộ chùa Bút Tháp đã được trùng tu đẹp đẽ và hoàn thành vào năm 1995. Di tích chùa Bút Tháp được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật năm 1962.
Như vậy, tôi vừa giới thiệu và cùng du khách thăm quan vãn cảnh chùa Bút Tháp, bây giờ xin mọi người cho biết cảm xúc của mình về cảnh chùa Bút Tháp. Xin mời bà: "Tôi rất thích phong cảnh ở chùa Bút Tháp, nó rất đẹp và làm cho tôi cảm thấy thoải mái hơn". Rất cám ơn bà, thế còn ông thì sao, ngài Jack: "Ồ vâng, tôi cũng rất thích phong cảnh ở đây, tôi rất ấn tượng về nghệ tạc tượng, điêu khắc ở đây, đặc biệt là pho tượng "Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay". Tôi nghĩ sau chuyến đi này tôi sẽ ở lại Việt Nam một thời gian dài"... Cám ơn tất cả mọi người, còn đối với tôi - một người con của đất Thuận Thành, tôi rất tự hào về quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp, có truyền thống, tinh thần ham học sản sinh ra bao vị trạng nguyên, tiến sĩ. Chính vì vậy, chùa Bút Tháp đã làm tăng thêm vẻ đẹp của quê hương, đời sống tinh thần của người dân, đồng thời nhắc nhở con cháu chúng tôi đời sau phải biết tự hào truyền thống quý báu của cha ông mình, về sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, tạc tượng, đúc chuông, trạm khắc... tất cả đều bắt nguồn từ đời sống của nhân dân.
Hội chùa Bút Tháp mở hàng năm vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm phật tử, khách thập phương gần xa về trẩy hội tham quan du lịch. Với những giá trị đặc sắc và nổi bật của mình, chùa Bút Tháp không những là một di tích Phật giáo độc đáo nhất của vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn xứng đáng là một điểm du lịch văn hóa đầy hấp dẫn bổ ích, một địa chỉ hành hương của đồng bào cả nước và du khách nước ngoàibởi Thánh Bảo 07/04/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Câu này dùng biện pháp tu từ so sánh hay nhân hóa vậy ?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề bài: Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm (trong đó có 1 câu mở rộng gạch chân chú thích). mik cảm ơn trc ạ
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 12 câu theo kiểu tổng phân hợp phân tích hình ảnh 2 cây Phong qua cảm nhận nhân vật tôi dùng 1 thán từ 1 câu ghép
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trở về sau 1 ngày lm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những j mà em nó đã làm: “ Mẹ ơi lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy.Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ:”Trời ơi”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi ko đúng chỗ của con. Càng la mắng , chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “ Con yêu mẹ” được viết nắn nón trên tường , viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòe đi.”
a. Nội dung chính của văn bản
b. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? ( diễn đạt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 4-6 câu)
c. Thái độ của người mẹ trong câu chuyện trên?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tự sự kể về việc học của em ở năm lớp 8
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
thuyết minh về phòng thư viện ( đừng lấy mẫu mạng ạ)
giúp nhanh cho mik vs ạ mình cần gấp
mình cảm ơn
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
giúp mình với ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nội dung của văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
ĐỀ BÀI:
Em hãy lập dàn ý chi tiết kể về một lần về thăm trường cũ.
Lập dàn ý chi tiết
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ cảm nghĩ về công lao cha mẹ đối với con(từ 10 đến 15 dòng) jup e ik sắp thi rùi ạ :<<
làm đoạn văn
03/01/2023 | 0 Trả lời
-
Bài câu chuyện về những hạt muối
04/01/2023 | 3 Trả lời
-
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì “chị sâu róm “sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau : “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?”
Câu 3. Tìm một phép tu từ có trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.”
Câu 5. Nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất ? Lí giải vì sao?
Bài Tập Tết mn giúp mình nhaa
15/01/2023 | 0 Trả lời
-
nhà văn pháp ana-tôn prăng-xơ từng nói đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người qua bài thơ ông đồ làm sáng tỏ câu nói đó . GIÚP MK VS, MK CẢM ƠN NHA ♡
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh bình dương giúp em với em bó tay rồi huhu
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…(Trích Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
2.Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong khổ thơ trên.
3. Khái quát nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn.
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm và phân tích tác dụng những hình ảnh ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ nhớ rừng?
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phân tích hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập nét văn hóa vẫn được chân trọng giữ gìn từ văn bản ông đồ kết hợp vs hiểu biết của em viết 1 phần 2 trang giấy nêu nêu nên suy nghĩ về nhận xét trên * yêu cầu : ko cần 1 phần 2 trang giấy cũng đc a
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên em hiểu gì về đức vua lí thái tổ
trả giùm với ạ
21/02/2023 | 1 Trả lời