YOMEDIA
NONE

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chân chính của việc học: học để trở thành người tốt; góp phần xây dựng đất nước. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái của việc học để rồi cũng bởi những phương pháp học ấy đã gây nên những tai họa cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo ông đã xác định phương pháp học tập đúng đắn để có kết quả cao nhất. Ông đã khẳng định quan niệm rất chính xác của mình, nào phải học từ thấp đén cao, học cho rộng nhưng phải biết tóm gọn ý, học phải đi đôi với hành.

    Vậy để hiểu được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành, trước hết chúng ta cần đặt câu hỏi cho mình rằng: “Học là gì?”, “Hành là gì?”. Vâng học chính là quá trình tiếp thu những tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Học không chỉ học trên ghế nhà trường mà học ngay từ nhỏ, khi mới lọt lòng, ta đã học ăn, học nói, học đi, hay cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, học từ thấp đến cao. Cũng như ta xây một bức tường, từng viên gạch như những kiến thức mà chúng ta tích lũy được, lúc mới bắt đầu thì nó thấp và bé nhưng khi được xây xong thì nó to lớn và muốn bức tường đó thêm vững chắc thì cần phải có tay nghề ở đây nói đến việc thực hành. Muốn biến những điều đã học vào thực tế nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

    Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Không một môn học nào mà lại không có phần thực hành. Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi học xong lí thuyết, qua cá tiết thực hành thí nghiệm, qua các thao tác vận động ở bộ môn như Thể Dục. Qua văn bản, chúng ta có thể thấy được vai trò, mục đích của việc học đối với con người. Nhưng quan trọng hơn là ta phải nhận thấy mối quan hệ giữa học và hành để có phương pháp học tập đúng đắn. Như thế mới có thể học tốt, mới có thể vươn tới đỉnh cao của sự học.

    Học không hành thì sao? Thật vậy nếu chúng ta chỉ chú tâm đến việc học mà quên đi việc hành thì những tri thức kia sẽ trở nên vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn có tài năng về các môn Văn, Toán nhưng bạn không chịu khó thực hành làm bài tập mà khư khư cầm cuốn sách học hoài thì liệu bạn có học tốt hơn không? Hay những tài năng của bạn sẽ mai một đi, kiến thức thì rỗng, có cũng như không. Bạn có thiện cảm với môn Anh nhưng bạn không luyện tập phát âm hay là luyện nghe thì liệu bạn có nắm được những gì mình học và có học tốt chưa? Hay là tình yêu của bạn với môn học đó ngày càng nhạt phai? Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “Nước đổ lá môn” mà là “Học này quên nọ” và thế giới của loài người sẽ trở thành thế giới của những con mọt sách hay sao?

    Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công thì cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết ở đây chính là việc “học”. Trong công việc, muốn cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm thì anh công nhân trong xưởng không những phải nắm chắt lí thuyết mà còn phải biết vận dụng cho hợp lí. Nếu ta chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất làm việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với những công việc đơn giản, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thời đại. Nếu con người chỉ biết lao vào công việc mà quên mất đi việc học thì khác nào cái máy vô tri vô giác, khác nào một con vẹt học nói tiếng người, nói tiếng người mà chẳng hiểu mình đang nói gì hay sao?

    Còn khi ta kết hợp giữa học và hành thì làm việc tốt hơn, củng cố được những kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, nhà khoa học Ê-đi-sơn. Không chỉ học rộng hiểu cao mà họ đã biết vận dụng những những kiến thức ấy vào thực tế một cách đúng đắn, hợp lí. Còn trong lịch sử nước nhà, vẫn luôn sáng lên hình ảnh của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn-vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh giáp. Ông đã đem những gì tích lũy được mà viết Binh Thư Yếu Lược, mà soạn Bình Ngô Đại Cáo làm xúc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao chiến sĩ. Không thể không nhắc đến vị lãnh tựu vĩ đại Hồ Chí Minh, trong hai kháng chiến gian khổ của dân tộc, người như một vì sao sáng về học thức uyên thâm lẫn những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Và còn rất nhiều những tấm gương sáng giá cho chúng ta thấy được kết quả của việc kết hợp giữa học và hành. Nếu bạn bảo: “Những vị đó là những nhân tài kiệt xuất không thể sánh bằng”. Xin thưa rằng để trở thành nhân tài họ phải học, phải hành chăm chỉ, cần cù. Chỉ cần để ý một chút thôi, bạn sẽ thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa.

    Từ bài học và những phân tích nêu trên tôi nhận thấy rằng học và hành là một mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Học sẽ giúp hành lưu lót trôi chảy, hành sẽ giúp cho học tốt hơn. Tuy nhiên bên lề xã hội vẫn còn có nhiều sinh viên, học sinh học kiểu hình thức, lấy tiếng là đi học mà không biết gì, không thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Chúng ta cần phê phán những lối học sai trái đó. Và tự rút ra cho mình một bài học, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” mà làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Từ đó nâng cao nhận thức của chính chúng ta về việc học để xứng đáng vớ bậc cha ông đời trước.

    Thật sự cảm ơn bài tấu “Bàn Luận Về Phép Học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã giúp tôi nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” là quan trọng như nhau và có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Từ đó tôi đã rút ra bài học cho mình rằng hãy học vì mọi người, vì gia đình và cuối cùng là vì bản thân không nên học hình thức, cầu danh lợi mà đánh mất đi cái bản sắc của dân tộc cũng như danh dự của chính bản thân mình.

      bởi thủy tiên 10/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF