YOMEDIA
NONE

Tìm các chi tiết trong Tôi đi học có dùng nghệ thuật so sánh

Câu hỏi để lấy 2GP :

Trong truyện, nhà văn Thanh Tịnh đã dùng phép so sánh, đối chiếu nhiều lần làm nổi bật tâm trạng nhật vật. Bạn hãy tìm các chi tiết truyện có dùng nghệ thuật này và phân tích tác dụng của nó.

Lưu ý: Tuyệt đối không được chép mạng, bất kì bài nào phát hiện chép mạng dù đúng cũng không được tích 2GP. Bài này các bạn được tùy ý trình bày theo ý hiểu.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Bài làm :

    Theo dòng hoài niệm của Thanh Tịnh, ta trở về với ngày đầu đi học của nhà văn. Ở đó, ta bắt gặp những hồi ức đẹp bồi hồi và chẳng thể nào quên. Ta bỗng bắt gặp chính mình trong cảm xúc hồi hộp, bớ ngỡ và cả từng bừng, rộn rã nữa. Tất cả những cung bậc cảm xúc ấy được Thanh Tịnh ghi lại bằng những trang văn lấp lánh chất thơ, giàu sức cuốn hút. Một trong những yếu tố tạo nên sức hút ấy là cách dùng các hình ảnh so sánh , đẹp , hay, gợi cảm.

    Hẳn các bạn cũng như tôi đã từng ngâm ca câu hát "Bước tới trường lòng rộn ràng như hoa nở, hương thơm ngọt ngào từng góc phố thân quen", còn Thanh Tịnh thì viết :" Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Phép so sánh và nhân hóa đã được sử dụng để diễn tả niềm vui của cậu học trò lớp Năm buổi tựu trường. Các từ ngữ hình ảnh đẹp và gợi cảm. Những cảm giác trong sáng được tác giả nhắc đến trong bài văn chính là những kỉ niệm náo nức , mơn man, xao xuyến của buổi tựu trường dù kỉ niệm ấy đã có một khoảng cách khá xa về thời gian. Nhưng buổi tựu trường thuở còn thơ ấy không bị thời gian lấp vùi , chon kín mà trái lại , cứ mỗi độ thu sang “những đám mây bang bạc” về lại bầu trời nó lại xôn xao sống dậy. Tác gải không chỉ nhớ lại buổi tựu trường mà còn nhớ rất rõ cảm giác ấy đã “nảy nở trong tôi như mấy cành hoa tươi” . Cách so sánh không có gì mới lạ vì thông thường, người ta cũng hay dùng hình tượng hoa nở để diễn tả niềm vui. Hơn nữa “mấy cành hoa tươi ấy lại nở giữa bầu trời quang đãng” . Ta hình dung chú bé sung sướng như bay lên cùng trời đất buổi sáng thu ấy. So sánh kết hợp với nhân hóa đã giúp diễn tả đầy đủ , trọn vẹn niềm vui của tuổi thơ khi được cắp sách đến trường.

    Một hình ảnh so sánh nữa cũng giúp ta hiểu thêm tâm trạng buổi đầu tiên đến trường của người học trò nhỏ. Đó là khi nhìn thấy những người lớp lớn hơn cầm sách bút đến trường, Thanh Tịnh viết : “Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi , nhẹ như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Ta sẽ băn khoăn tự hỏi, tại sao chú bé lại có cảm giác lạ lùng ấy. Bởi vì đến trường , sách bút là bạn đồng hành , là vật dụng gần gũi nhất cơ mà. Nhưng hãy nhớ và hiểu rằng, đây là chú bé lần đầu tiên đến trường. Bởi thế chỉ cầm hai quyển vở mà đã thấy “nặng” để rồi bàn tay phải ghì thật chặt thế mà quyển vở vẫn “xệch ra va chênh đầu cúi xuống đất”. Hồi hộp quá đấy mà. Trong khi chú nhìn thấy mấy cậu học sinh khác ôm rất nhiều sách vở, lại cả bút thước. Bởi thế , trong đầu cậu học trò mới ấy, cái ý nghĩ “chỉ những người thạo mới cầm nổi bút thước” ùa đến, trong trẻo, ngây thơ, hồn nhiên, nó như “làn mây lướt ngang trên ngọn núi” làm ta thấy yêu hơn cảm xúc ngày đầu tiên đến trường trong văn Thanh Tịnh.

    Theo bước chân của cậu học trò mới ấy, ta đến trước ngôi trường. Hãy xem cậu học trò ấy tả ngôi trường mình thế nào nhé ! “Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Phéo so sánh ngang bằng đã giúp người đọc cảm nhận một cách dễ dàng , cụ thể về ngôi trường Mĩ Lí. Trong trí nhớ của cậu bé, khi bấy chim ghé vào, trường Mĩ Lí “là một nới xa lạ” và cái cảm giác còn đọng lại trong cậu chỉ là “cao ráo, sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Lần này, cậu đến trường để học, bởi thế, cậu bé thấy trường xinh xắn, và một chút lo sợ vẩn vơ, cậu lại cảm thấy trường “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp” . Hình ảnh so sánh này thật chính xác nhưng cũng rất hồn nhiên. Bởi lẽ, đình làng thường là những nơi diễn ra những công việc quan trọng của làng, là chỗ của người lớn, bọn trẻ ít được vào. Vậy nên cậu mới có cảm giác trường Mĩ Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”.

    Chưa dừng lại ở đó. Một hình ảnh so sánh nữa cũng rất gợi cảm khi cậu ví những học trò mới “như những con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quang trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ”. Qủa thật đúng với tâm trạng của cậu học trò mới bởi vì đến với trường học, cậu đến với những chân trời của ước mơ, hi vọng. Khát khao, muốn hòa mình vào bầu trời ấy nhưng vẫn còn “ngập ngừng, e sợ” bởi cậu chưa thật sự tự tin, và bởi đó là ngày đầu tiên đến trường. Hình ảnh so sánh cũng không mới , bởi vì người ta thường ví học trò như bầy chim non và sau những năm tháng miệt mài sách vở, bầy chim ấy đủ cứng cáp đôi cánh để bay vào bầu trời xanh cao rộng. Tuy nhiên, đứng trước những con chim non “bên bờ tổ” ấy ai cũng thấy chúng đáng thương, đáng yêu và thầm ước một ngày đàn chim ấy đủ khôn để rời tổ, góp tiếng ca làm đẹp cho cuộc đời. Bởi thế, phép so sánh làm tăng giá trị biểu đạt cho câu văn. Đồng thời đem đến cho ta những cảm nhận ngày một rõ ràng, cụ thể về tâm trạng ngày đầu đi học của Thanh Tịnh.

    Thời gian trôi qua. “Tuổi” của những dòng hoài niệm và những người viêt những dòng hoài niệm ấy không còn trẻ nữa. Nhưng những cảm xúc trong tác phẩm vẫn tươi mới, trẻ trung như tâm hồn ta mỗi khi tựu trường. Những hình ảnh so sánh trong tác phẩm cũng vì thế mà chưa bao giờ già cũ.

     

      bởi Trương Mỹ Yên 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF