Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa
Thuyết minh về cuốn SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1.
Trả lời (2)
-
- Mở bài:
Sách là một dụng cụ không thể thiếu đối với học sinh và thầy cô giáo khi đến trường. Quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Nó là một công cụ học tập, một sợi dây kết nối giữa học sinh và giáo viên, học sinh và tác phẩm,…
- Thân bài:
* Nguồn gốc:
Không như các đồ vật khác, quyển sách Ngữ Văn 8 , Tập 1 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành hàng năm dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách được tái bản nhiều lần mỗi năm. Sách được sử dụng để giảng dạy và học tập trong học kì 1, lớp 8. Trong lịch sử, sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 được biên soạn nhiều lần, có bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng thời đại.
Để có được một quyển sách với nội dung hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu. Quyển sách ra đời là kết quả nghiên cứu mệt mài của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ hàng đầu trong chuyên ngành và sự góp sức của các thầy giáo có kinh nghiệm trong cả nước. Chế bản do Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục đảm nhận. Sắp tới, năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định sẽ thay đổi toàn bộ sách giáo khoa hiện hành. Nghĩa là chúng ta sẽ có một quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1 hoàn toàn mới. Do nhiều lí do khách quan, kế hoạch đổi sách giáo khoa bị hoãn lại.
* Đặc điểm hình thức:
Quyển sách hiện có gồm 176 trang. Bìa sách mềm không viền, được in theo khổ giấy 17 x 24 cm, độ dày gáy 0.5cm. Bên trong sách được in với loại giấy nâu xậm không phản quang rất thân thiện. Phần bên trong gồm nội dung của chương trình học và một số hình ảnh minh họa. Các tranh ảnh đều in trắng đen, chủ yếu là các hình vẽ minh họa.
Bìa trước là dòng chữ: Ngữ Văn 8, tập 1. Chữ được tô màu xanh dương làm nổi bật trên nền bìa hồng phấn. Sự lựa chọn màu sắc tinh tế. Đây là màu yêu thích của các học sinh đang ở lứa tuổi thích khám phá, giàu mơ ước.
Từ phía góc dưới đến giữa quyển sách là khóm hoa vàng lá màu xanh dương tạo nên nét hài hòa thật bắt mắt. Đầu trang bìa là dòng chữ: Bộ giáo dục và Đào tạo. Logo Nhà xuất bản Giáo dục đặt ở phía bên phải cuối bìa. Thật tinh tế khi các nhà thiết kế chọn màu hồng phấn làm nền cho bìa. Nó rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8 đang độ mộng mơ, hồn nhiên và vô cùng nhạy cảm với thế giới xung quanh.
Bìa sau của sách có nền màu trắng. Hai bên trái, phải ở trên cùng lần lượt in hình Huân chương Hồ Chí Minh và Vương miệng kim cương chất lượng quốc tế, biểu tượng cho tinh thần cao quý và chất lượng của quyển sách. Bên dưới là tên các loại sách thuộc các môn học khác nằm trong chương trình lớp 8 được in với màu đen đặc sắc trên một khung nền màu hồng phấn như: Ngữ Văn 8 (tập một, tập hai), Lịch sử 8, Địa lí 8, Giáo dục công dân 8, Âm nhạc và Mĩ thuật 8, Toán 8 (tập một, tập hai),…, Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh 8, Tiếng Nga 8…).
Dưới cùng, nằm bên gốc phải là tem đảm bảo và giá bán. Góc bên trái là mã vạch sản phẩm để kiểm định sản phẩm.
Hình thức trang bìa trang nhã, bố cục cân xứng, hài hòa, màu sắc bắt mắt chính là điểm nhấn nổi bậc của quyển sách này. Quyển sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8, tập 1 thật sự phù hợp với học sinh lớp 8.
* Cấu tạo nội dung:
Sách có cấu tạo ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và làm văn. Ngoài ra còn có phần giới thiệu chương trình và phần lí luận văn học.
* Phần văn bản: Gồm các văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, văn bản văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng:
Văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 gồm các phẩm: “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng), “Lão Hạc” (trích “Lão Hạc”– Nam Cao), “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu), “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Chu Trinh), “Muốn làm thằng cuội” (Tản Đà), “Hai chữ nước nhà” (Trần Tuấn khải).
Tác phẩm văn học Việt Nam có vai trò bồi dưỡng tình yêu con người, tình yêu cuộc sống, nâng cao tinh thần yêu nước cho mỗi học sinh. Đồng thời, mỗi văn bản là một bài ca đầy rung cảm của con người trước những biến động đổi thay của cuộc đời, gây cho ta niềm cảm thông sâu sắc.
Phần văn bản văn học nước ngoài bao gồm các tác phẩm xuất sắc của các nhà văn nổi tiếng thế giới: “Cô bé bán diêm” ( Andecxen), “Đánh nhau với cối xay gió” ( trích Đôn-ki-hô-tê) – Xecvantec, “Chiếc lá cuối cùng” (Trích) – O.Henri, “Hai cây phong” (trích “Người thầy đầu tiên”) – Ai-ma-tốp.
Đây là những tác phẩm được các nhà biên soạn cân nhắc và lựa chọn kĩ càng. Nội dung phù hợp với nhận thức học sinh lớp 8. Mỗi văn bản là một mảng màu về cuộc sống khắp nơi trên thế giới. Thông qua cuộc đời và số phận của nhân vật giúp học sinh thêm thấu hiểu, cảm thông và biết trân trọng giá trị con người. Từ đó tìm thấy tiếng nói chung trong hành trình đấu tranh bảo vệ quyền sống của con người trên khắp thế giới.
Phần văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi, nóng bỏng trong cuộc sống hiện nay: Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá, Bài toán dân số. Văn bản nhật dụng giúp học sinh nhân thức rõ ràng và sâu sắc các vấn đề đang xảy ra xung quanh ta. Thông điệp ở mỗi văn bản thúc giục con người chung tay hành động bảo vệ cuộc sống.
Nhận xét: Các văn bản văn học là nhưng tác phẩm văn học xuất sắc của Việt Nam và thế giới. Đó là những rung cảm tinh tế trong tâm hồn. Mỗi tác phẩm là tiếng nói đồng cảm đối với những số phận bất hạnh. Đó là nỗi khổ đau cùng cực trong cuộc đời người (Lão Hạc, Trong lòng mẹ,..). Đó là tiếng thét gọi đòi quyền sống của con người trong thời đại tối tăm (Tức nước vỡ bờ, …). Đó là bản cáo trạng tố cáo bộ mặt tàn ác của xã hội bất nhân chà đạp lên quyền sống của con người (Tức nước vỡ bờ,..). Đó là khát vọng vươn lên giành lấy sự sống; là bản trường ca ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người lương thiện nhưng khổ đau (lão Hạc, Tức nước vỡ bờ,…
Tác phẩm gây cảm động sâu sắc, tác động mãnh liệt vào tâm hồn nhằm khơi dậy lòng trắc ẩn thương người của mỗi học sinh.
* Phần Tiếng Việt:
Ở phần Tiếng Việt, học sinh sẽ được mở mang thêm nhiều kiến thức với nhưng bài học vô cùng bổ ích như: Cấp độ khái quát của từ ngữ, Trường từ vựng, Từ tượng hình – Từ tượng thanh, Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, Trợ từ – Thán từ, Tình thái từ, Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt), Nói quá, Nói giảm – Nói tránh, Câu ghép, Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép, Ôn luyện về dấu câu,…
Đây là phần tiếp nối chương trình Tiếng Việt ở lớp 7. Với sự phong phú của bài học, cộng với sự biên soạn đơn giản mà sâu sắc, giúp học sinh có thể vận dụng tốt tiếng Việt trong bài viết tập làm văn. Đặc biệt là văn miêu tả và giao tiếp hằng ngày một cách thiết thực và hiệu quả.
Những bài học tiếng Việt khắc sâu kiến thức về Tiếng Việt. Kết hợp với các bài học về dấu câu, biện pháp tu từ sẽ bồi dưỡng và nâng cao khả năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Thấy được vẻ đẹp của Tiếng Việt, học sinh càng thêm yêu mến tiếng nói dân tộc mình.
* Phần Làm văn:
Ở phần này, chúng ta đã được rèn luyện, củng cố nâng cao một số kĩ năng trong quá trình tạo lập văn bản như: xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn. Chương trình Tập làm văn 8 sẽ được nâng cao trên một vài phương diện. Sự kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, nghị luận mà chúng ta đã được học qua với phương thức biểu đạt khác như miêu tả, biểu cảm sẽ tạo nhiều điều kiện để ta đọc – hiểu văn bản làm cơ sở để đi vào nghiên cứu phương thức biểu đạt thuyết minh.
Đây là kiểu văn bản lần đầu được dạy trong nhà trường ở Việt Nam. Tuy không xuất hiện nhiều trong lĩnh vực văn chương nhưng lại hết sức thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Phần làm văn thuyết minh hình thành và rèn luyện học sinh cách thuyết minh một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống theo tri thức khoa học khách quan và chuẩn xác.
Phần tập làm văn giúp học sinh tiếp tục củng cố và rèn luyện năng lực viếtvăn biểu cảm. Học sinh biết thể hiện tình cảm, cảm xúc, tình yêu mến của mình trước cuộc sống bằng những câu văn. Văn biểu cảm phát huy năng lực tưởng tượng và sáng tạo, tái hiện hiện thực cuộc sống bằng ngôn ngữ của riêng mình. Kết hợp với tính chuẩn xác của văn thuyết minh tạo cho học sinh khả năng biểu đạt chính xác hơn các vấn đề trong đời sống. Đây chính là bước đệm quan trọng trong hình thành và củng cố năng lực sử dụng ngôn ngữ và thiết lập văn bản cho học sinh, sẵn sàng làm tốt các bài văn nghị luận văn học khi lên lớp 9.
* Vai trò, ý nghĩa:
Trước hết, quyển sách Ngữ văn lớp 8, tập 1 chính là một dụng cụ học tập hiệu quả mà mỗi học sinh lớp 8 đều cần có.
Qua việc lựa chọn tỉ mẫn của các nhà biên soạn, quyển sách giúp học sinh tiếp cận với những tác phẩm văn học nổi tiếng được truyền qua nhiều thế hệ. Từ đó mới thấy được chân giá trị của nghệ thuật. Đối với người học văn, nó còn làm cho tâm hồn ta bay bổng, thanh thản, nhẹ nhàng hơn để giảm bớt đi những áp lực nặng nề của cuộc sống.
Hơn nữa, sách còn mang ý nghĩa giáo dục to lớn, rèn luyện cho ta nhiều kiến thức trong việc giao tiếp hàng ngày dù là thể hiện dưới mọi hình thức.“Có đam mê đọc sách mới thấy được những giá trị tiềm tàng của sách” “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ” (M.Gorki). Thật vậy, câu nói này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó vẫn còn mang ý nghĩa tồn tại trong mọi thời đại.
Quyển sách là người thầy, người bạn luôn kề cận với học sinh. Và mỗi khi đến giờ học văn, quyển sách lại được trân trọng đặt lên bàn. Từng bài học đi qua càng làm cho tâm hồn ta thêm yêu cuộc đời, thêm quý trọng tri thức. Nó nhắc nhở ta về bổn phận và trách nhiệm cao cả trong cuộc sống này.
* Sử dụng và bảo quản:
Sách chỉ được sử dụng trong hết học kì 1, lớp 8. Sang học kì 2, sẽ có một quyển sách khác thay thế. Khi sử dụng, chúng ta cần bao sách và dán nhãn cẩn thận. Để sách không bị ẩm, rách hãy bao sach bằng bài bóng. Cần bảo quản sách cẩn thận. Không nên gấp sách, vẽ bậy hay xé rách sách. Không được bôi bẩn, làm nhàu nát, cuốn gốc hay xé rách sách. Khi không sử dụng sách nữa hãy cho tặng các em lớp sau. Hoặc quyên góp từ thiện ủng hộ các em nhỏ vùng sâu, vùng xa tiếp tục xử dụng để quyến sách càng thêm giá trị.
Sách được làm từ giấy nên không nên để sách gần lửa, nơi có nguồn nhiệt lớn hay nơi ẩm thấp. Hãy bảo quản sách ở trong cặp. Thường xuyên lau chùi để quyển sách sạch sẽ.
- Kết bài:
Quyển sách Ngữ Văn 8, tập 1 không thể thiếu trong chương trình lớp 8. Hãy yêu mến sách, hãy trân trọng sách hơn nữa. Bởi trân trọng sách là thể hiện sự trân trọng tri thức và lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ cha anh đã dày công tích lũy tri thức cho chúng ta thừa hưởng hôm nay.
Bạn tham khảo qua nhabởi Nguyễn Trang 06/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Sách là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sách đem đến cho con người kho tri thức vô cùng to lớn, nhũng điều mới mẻ, lí thú, và cả những tiếng cười thoải mái. Còn đối với học sinh chúng ta, những quyển sách giáo khoa là những vật vô cùng gắn bó và thân thuộc; một trong số đó, cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một mang đến rất nhiều kiến thức về bộ môn Ngữ văn.
Sách có hình chữ nhật đứng khá dày, khổ 17 x 24 cm nên cầm trên tay rất vừa vặn. Trang bìa làm bằng giấy cứng, bóng, đẹp. Phần trên của sách có dòng chữ: “Ngữ văn 8, tập một”, khổ chữ to, rõ ràng. Góc trái in hình khóm hoa thuỷ tiên vàng đang khoe sắc. Phần dưới cùng ghi lôgô Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở bìa bốn quyển Ngữ văn là danh sách 11 quyển sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Cuốn sách gần hai trăm trang làm bằng giấy mỏng, màu hơi sậm để không gây ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Các chữ được in rõ ràng, bố cục hợp lí rất vừa mắt. Trang đầu tiên in tên những người biên soạn sách. Trang thứ ba là phần “Lời nói đầu” khái quát về nội dung và cách sử dụng sách, giúp chúng ta hiểu hơn và dễ học hơn. Trang cuối là phần mục lục – danh sách các bài học giúp chúng ta tiện tra cứu. Cuốn sách gồm mười bảy bài học, mỗi bài chia làm ba phần: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đầu mỗi bài học có đóng khung phần kiến thức cần nắm vững. Phần văn bản gồm hai thể loại chính là văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Văn học Việt Nam gồm các tác phẩm từ năm 1930 đến năm 1945 như Lão Hạc của Nam Cao, văn bản Tức nước vỡ bờ trích trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng,… Những văn bản này cho chúng ta thêm hiểu biết, cảm thương trước số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – họ là nạn nhân bị bần cùng hoá, mà thủ phạm chính là xã hội thuộc địa phong kiến tàn ác. Đối với phần văn học nước ngoài, chúng ta biết thêm rất nhiều về những nhà văn nổi tiếng như: O Hen-ri (Chiếc lá cuối cùng), An-đéc-xen (Cô bé bán diêm), Ai-ma-tốp (Người thầy đầu tiên),… Qua những tác phẩm đã học ấy, chúng ta thêm hiểu về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng giàu tình cảm của những hoạ sĩ nghèo nước Mĩ vào thế kỉ XX; hay cuộc sống bấp bênh, nghèo khổ của những trẻ em phương Tây mồ côi, phải tự đi kiếm sống trước sự ghẻ lạnh của xã hội vào cuối thế kỉ XIX. Trong phần Tiếng Việt có khá nhiều những điều mới mẻ như : trường từ vựng, các biện pháp nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ nói quá,… Ngoài ra chúng ta còn biết cách sử dụng của một số các loại dấu câu mới như: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Tất cả những phần tiếng Việt trên đều giúp chúng ta một phần nào trong việc làm các bài tập làm văn. Cách phối hợp phương pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự là một trong những nội dung chính của phần Tập làm văn. Phần vô cùng quan trọng ở Tập làm văn là phương pháp và cách làm bài văn thuyết minh – loại văn được sử dụng chủ yếu trong lớp tám, và cả các lớp trên. Ngoài ra, mỗi bài học đều có những hình ảnh minh hoạ giúp chúng ta không bị nhàm chán.
Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một thật là hữu ích, đem đến rất nhiều điều bổ ích, lí thú và cả những giây phút sảng khoái vậy nên việc bảo quản sách là vô cùng quan trọng. Chúng ta nên bọc, dán nhãn cẩn thận để tránh bị ướt hay bẩn sách, giữ gìn cẩn thận không để quăn mép.
Cuốn sách giáo khoa đúng là người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh chúng ta. Hãy giữ gìn nó vì nó không chỉ phục vụ mục đích học ở lớp tám mà còn ở nhiều lớp trên, sử dụng sách đúng cách, phù hợp để đạt những thành tích cao trong học tập bạn nhé!
bởi Lê Trần Khả Hân 22/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Câu này dùng biện pháp tu từ so sánh hay nhân hóa vậy ?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề bài: Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm (trong đó có 1 câu mở rộng gạch chân chú thích). mik cảm ơn trc ạ
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 12 câu theo kiểu tổng phân hợp phân tích hình ảnh 2 cây Phong qua cảm nhận nhân vật tôi dùng 1 thán từ 1 câu ghép
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trở về sau 1 ngày lm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những j mà em nó đã làm: “ Mẹ ơi lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy.Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ:”Trời ơi”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi ko đúng chỗ của con. Càng la mắng , chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “ Con yêu mẹ” được viết nắn nón trên tường , viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòe đi.”
a. Nội dung chính của văn bản
b. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? ( diễn đạt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 4-6 câu)
c. Thái độ của người mẹ trong câu chuyện trên?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tự sự kể về việc học của em ở năm lớp 8
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
thuyết minh về phòng thư viện ( đừng lấy mẫu mạng ạ)
giúp nhanh cho mik vs ạ mình cần gấp
mình cảm ơn
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
giúp mình với ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nội dung của văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
ĐỀ BÀI:
Em hãy lập dàn ý chi tiết kể về một lần về thăm trường cũ.
Lập dàn ý chi tiết
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ cảm nghĩ về công lao cha mẹ đối với con(từ 10 đến 15 dòng) jup e ik sắp thi rùi ạ :<<
làm đoạn văn
03/01/2023 | 0 Trả lời
-
Bài câu chuyện về những hạt muối
04/01/2023 | 3 Trả lời
-
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì “chị sâu róm “sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau : “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?”
Câu 3. Tìm một phép tu từ có trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.”
Câu 5. Nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất ? Lí giải vì sao?
Bài Tập Tết mn giúp mình nhaa
15/01/2023 | 0 Trả lời
-
nhà văn pháp ana-tôn prăng-xơ từng nói đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người qua bài thơ ông đồ làm sáng tỏ câu nói đó . GIÚP MK VS, MK CẢM ƠN NHA ♡
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh bình dương giúp em với em bó tay rồi huhu
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…(Trích Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
2.Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong khổ thơ trên.
3. Khái quát nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn.
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm và phân tích tác dụng những hình ảnh ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ nhớ rừng?
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phân tích hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập nét văn hóa vẫn được chân trọng giữ gìn từ văn bản ông đồ kết hợp vs hiểu biết của em viết 1 phần 2 trang giấy nêu nêu nên suy nghĩ về nhận xét trên * yêu cầu : ko cần 1 phần 2 trang giấy cũng đc a
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên em hiểu gì về đức vua lí thái tổ
trả giùm với ạ
21/02/2023 | 1 Trả lời