YOMEDIA
NONE

Suy nghĩ về vấn đề các bạn trẻ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình

có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắp nơi , chỉ biết chìm đắm trong sở thích của riêng mình . họ đâu thấy rằng , bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả lo toan , có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương trìu mến . những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình . em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên

HELP ME !!!!!!!!!!!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Mở bài:

    Khi đến trường, học sinh được giáo dục để biết yêu gia đình và Tổ Quốc. Chính tình yêu gia đình và những điều gần gũi đã làm nên nền tảng của một con người đức hạnh và có ích cho
    xã hội. Nhưng có rất nhiều bạn trẻ chỉ biết mải mê với thần tượng và sở thích của riêng mình mà đã vô cảm với những người thân yêu nhất. Chính vì vậy mà có người đã đặt vấn đề: “Có những bạn trẻ … vô cảm ngay trong chính gia đình mình”.

    Thân bài:

    – Giải thích: Thế nào là thần tượng? Thế nào là sở thích riêng của mỗi người? Thế nào là sự vô cảm?
    + Thần tượng giúp người ta biết sống có đam mê, có mục đích và lý tưởng; nhưng mải mê với thần tượng một cách quá lố mà quên đi những tình cảm gần gũi và rất thật bên
    cạnh mình là một hành động đáng phê phán và còn là sự suy đồi về đạo đức.
    + Phê phán những bạn trẻ chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình mà quên đi những trách nhiệm cụ thể đối với những người đang vất vả và lo toan cho chính họ. Cụ thể như những tấm gương hy sinh đẹp đẽ, tấm lòng của những người cha, người mẹ dành cho con. Họ sẵn sàng chịu đựng khổ sở đến cùng cực để con được cắp sách đến trường.

    (Dẫn chứng cụ thể : câu chuyện về sự hy sinh, tình yêu thương, sự lo lắng của cha mẹ và những người thân trong gia đình để nuôi dưỡng và chăm sóc con em đòi hỏi lớp trẻ phải nhìn lại bản thân. Bởi họ đã thờ ơ trước công ơn ba mẹ nuôi dưỡng và tạo điều kiện để họ được đến trường. Cùng với những câu chuyện trong sách vở và trên báo chí đã tạo những ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời học sinh, thanh niên như hành trang quý giá giúp giới trẻ biết trân trọng và yêu thương những điều “bình dị – cao cả”).

    – Phân tích, chứng minh:
    + Hiện tượng đã nêu trên là khá phổ biến trong những gia đình Việt Nam. Các bạn trẻ (nói chung) và học sinh (nói riêng) phải ý thức được trách nhiệm đối với những người đang vì họ
    mà vất vả lo toan.
    + Vấn đề trên còn là một bài học và tiếng chuông cảnh tỉnh cho học sinh, thanh niên để biết trân trọng những điều gần gũi – thiêng liêng, không chỉ sống với sở thích của mình mà còn phải biết chia sẻ, thương yêu và cảm thông với những người đã yêu thương, nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc cho mình.
    + Từ đó, các em cần phải nỗ lực hơn trong việc học như một hành động thiết thực để đền ơn cho những gì mình đã nhận theo nhân cách Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”.
    + Ngược lại, phê phán giới trẻ chỉ biết sống vì mình, vô cảm với chung quanh nhất định sẽ cô độc trong cuộc sống nhỏ bé của cá nhân.
    + Nên cần nhắc nhớ bản thân cách sống đúng và đẹp “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” dù chỉ trong phạm vi gia đình – cá thể.

    – Bình luận: sau khi tìm hiểu vấn đề “Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình” mỗi cá nhân phải nói “không” với cuộc sống vô cảm. Từ đó,
    hòa mình vào cuộc sống chung của gia đình – nền tảng đạo đức của con người trong phạm vi gia đình – cá thể.

    Kết bài:

    Nêu ấn tượng cảm xúc về vấn đề trên giới trẻ cần tìm thấy hạnh phúc và trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình. Bởi vô cảm đối với gia đình mình sẽ lạc lỏng, bơ vơ trong cuộc sống chung của xã hội. Như vậy, tình yêu gia đình chính là nền tảng của tình yêu đất nước.

      bởi Khả Kỳ Lâm 02/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON