YOMEDIA
NONE

Phân tích 2 câu thơ cuối trong bài Ngắm trăng để thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác

Phân tích 2 câu thơ cuối trong bài " Ngắm Trăng" đẻ thấy được tình yêu thiên nhiên của nhà thơ HCM?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Hai câu thơ cuối của bài:

    "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

    (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).

    Có thể nói rằng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thân của Bác. Vượt qua khó khắn tăm tối ngục tù Bác đã tìm đến thiên nhiên để thưởng ngoạn vẻ đẹp của nó. Nghệ thuật đối:

    Nhân - song - minh nguyệt

    Nguyệt - song - thi gia

    Đã làm nổi bật tình yêu thiên nhiên của Bác dành cho trăng. Bác say sưa ngắm trăng, thưởng ngoạn ánh trăng lung linh đẹp đẽ và rồi đáp lại tình cảm của Bác thì ánh trăng cũng chiếu rọi qua song cửa sổ để đến thăm người ngục tù qua song sắt. Mặc dù bị giam nhốt trong ngục tối nhưng tinh thần của Bác vẫn như đang ở bên ngoài, vẫn hòa nhập với thiên nhiên, với tình yêu tha thiết, gắn bó. Đúng như Hoài Thanh đã nói: "Thơ Bác đầy trăng."

      bởi Bùi Thị Hoài Thương 13/11/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

    Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". "Tòng" là "theo" (giống chữ "tòng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng"- theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi gia thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào.

    Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.

      bởi Lê Trần Khả Hân 27/07/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF