YOMEDIA
NONE

Nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa học và hành

Thứ 7 mình có bài viết số 6, mng mn lập dàn bài hộ mình 2 đề 2 và 3 ạ.

đề 2:

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?

LẬp dàn ý chi tiết 1 chút nha. thanks all
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • Bài viết này mik viết còn fail nhìu.Nếu có j ko hay hoặc thiếu sót bn thông cảm cho mik và bình luận ở dưới chỗ thiếu sót để mik sửa chữa.vui

    đề 2

    Từ thưở xưa,con người đã biết được việc học là công việc vô cùng quan trọng và cốt yếu trong cuộc sống.Nếu không có học tập thì hậu quả về cuộc sống và tương lai nhân loại sẽ rất khôn lường.Với vai trò của học và hậu quả của việc ko học,con người cần phải học tập, để cải thiện bản thân , để biết rõ đạo và giúp ích cho cuộc sống này.Tuy nhiên, việc học chính thống ngày càng bị mai một và mất đi điều cốt yếu nhất. Con người đi học là để cầu danh lợi,học hình thức, không theo chính học thực học,học qua loa,đối phó…Hoặc cách học cũng sai lệch ,ko đúng phương pháp với chính học.Là một trong những vấn đề nhức nhối với những người có tâm với việc học và đào tạo người tài đang băn khoăn.Một trong số đó có Nguyễn Thiếp, người đã suy nghĩ và tìm ra định lý giải quyết những vấn đề đó.Trong bài tấu “bàn luận về phép học” gửi vua Quang Trung đã nói lên chân lý định lý ấy về một trong số điều cốt yếu của việc học, đó là “ học phải đi đôi với hành”.

    Chắc hẳn không ít người đang thắc mắc chân lý đó là thế nào?Ý nghĩa đầy đủ của chân lý trên là gì?Để trả lời được những câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là học và thế nào là hành.Học là nguồn kiến thức từ sách vở, từ thầy cô trên ghế nhà trường truyền đạt,học ở chính bản thân, bạn bè và trên cuộc sống thực tế . Còn hành là từ đời sống, từ những thí nghiệm của bản thân mới rút ra kinh nghiệm,từ những gì đã học áp dụng vào thực tiễn,hoặc chỉ đơn giản là thực hành những gì đã học đã quan sát.Học đi đôi với hành nghĩa là vừa học trên lý thuyết,sách vở vừa luyện tập,thực hành trên những gì đã học ; lấy thực hành làm chứng cứ sáng tỏ lý thuyết, lấy hành động củng cố lý thuyết, và từ lý thuyết áp dụng vào đời sống sản xuất,xã hội.

    Vậy nếu học mà không kết hợp với hành thì sẽ như thế nào?Học mà ko kết hợp với hành thì chỉ là học suông ,học gạo,học vẹt.Kiến thức học chỉ là một cái gì đó trừu tượng,chỉ là một mớ hỗn độn trong đầu, ko rõ ràng và làm cho việc học trở nên nhạt nhẽo ,nhàm chán khiến ta lười học và không muốn học..Và những kiến thức ấy sẽ rất khó nhớ và sẽ sớm mất đi.Chẳng khác gì người đang lạc vào bóng tối có diêm để tạo lửa nhưng không có đuốc. Còn nếu hành mà ko kết hợp với học thì sao? Nếu ta không học thì không thể nào thực hành được , không thể nào áp dụng để thực hành được.Vì thực hành cần sự dẫn dắt của lí thuyết.Cũng giống như người lạc vào bóng tối lúc này có đuốc nhưng không có diêm để tạo.Vì thế mối quan hệ giữa học và hành rất chặt chẽ ,không thể nào tách biệt ,chỉ tập trung học ko hoặc chỉ thiên về hành không.Cần phải có diêm lẫn đuốc thì mới có thể soi đường dẫn lối cho người lạc vào bóng tối kia thoát khỏi bóng tối.Chúng ta cũng vậy cũng đang là người lạc trong bóng tối kia, bóng tối của sự không kiến thức,không học tập.Và chúng ta cần phải tìm diêm qua phương pháp học trên lý thuyết trên lớp , và đuốc qua sự thực hành những lý thuyết để thoát khỏi bóng tối đó.Chính những điều trên là điều mà Nguyễn Thiếp hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quan niệm và muốn mọi người làm theo.

    Trong cuộc sống ngày càng phát triển này,công nghiệp và khoa học kĩ thuật chiếm vai trò quan trọng .Quan niệm của Nguyễn Thiếp là điều cốt yếu để ta thực hành ,làm theo góp phần xây dựng xã hội và đất nước thêm giàu đẹp phát triển hơn.

    Tóm lại ,qua bài tấu “ bàn luận về phép học “ của Nguyễn Thiếp ,đã phản ánh về lối học “cầu danh lợi” mà quên đi chính học là học để biết đạo,sống tốt hơn,góp phần xây dựng dất nước.Qua đó ,nói lên cách học đúng đắn là “học phải đi đôi với hành.

      bởi Nguyễn tùng chi 25/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm” – Đây là một câu được trích từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Bài tấu này được gửi đến vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Qua bài bàn luận này, Nguyễn Thiếp đã nêu lên tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành cho vua Quang Trung biết. Và dù là thời Quang Trung, hay hiện tại, việc học và hành luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau – “Học phải đi đôi với hành” thì mới là “học thật

    Vậy, học được định nghĩa như thế nào?. Có thể hiểu, học là một quá trình giúp ta thu nạp thêm kiến thức và biến kiến thức đó trở thành hiểu biết của bản thân mình. Việc học, không chỉ đơn giản là học từ thầy cô giáo, ta có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người lớn tuổi, hay học hỏi trao đổi với bạn bè, hoặc có thể tự học, tự tìm tòi thông qua sách vở hoặc các trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở chữ học, thì việc này chưa thật sự có ý nghĩa. Vì học là để cho bản thân, học phải hữu ích với bản thân, với xã hội. Mọi thứ ta học, ta ghi nhớ trong đầu, phải được áp dụng vào thực tế thì mới chính xác và xứng đáng với những gì ta học. Hay có thể nói, lý thuyết phải được đưa vào cuộc sống, phải thực hiện qua hành động, lao động thực tế thì mới là “lý thuyết sống” còn không, chúng chỉ là lý thuyết suông. Đó chính là lý do mà ta phải có “Hành”. Vậy hành là gì? Hành chính là những hoạt động, những quy trình, những thao tác vận dụng, những cách giải quyết phù hợp với tình huống thực tế. Hành là “cái động của lý thuyết” khi áp dụng vào thực tế. Lý thuyết chỉ có một, nhưng khi ra ngoài thực tế, mỗi trường hợp, ta sẽ lại có cách áp dụng lý thuyết khác nhau. Có thể nói, hành là hành động, là sự biến hóa dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc. Và hành sẽ giúp ta khẳng định vững chắc và nắm rõ hơn những lý thuyết đã học. Đúng như lời Bác Hồ đã căn dặn ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy này đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa “học” và “hành”. Học và hành luôn phải đi chung và bổ trợ cho nhau. Hành là nơi áp dụng các lý thuyết đã học, giúp chứng mình, củng cố và làm rõ những gì đã học. Còn học lại là nơi cơ sở, bắt nguồn của mọi việc hành, có học thì hành mới vững chắc và an toàn. Đó là lý do mà các môn học luôn có phần thực hành. Từ các thực nghiệm thí nghiệm lý, hóa, sinh, ta có thể hiểu được các phương trình, phép toán, lý thuyết khó hiểu từ lý thuyết của chúng. Trong chỉ dừng lại ở đó, với La Sơn Phu Tử, trong bàn luận về phép học” thì “hành” là còn là sự áp dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến triết lý thành thực tế để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người. Đối với người xưa, học không chỉ làm người, học còn để hiểu Đạo. Đó lẽ lẽ sống, lẽ cư xử đối đãi giữa người với người. Có học, mới hiểu rõ Đạo, mới biết vận dụng đạo lý thành hiền vào cuộc sống. Học không phải là “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vì cách học vì danh lợi phù phiếm này chỉ khiến “nước mất nhà tan”, sản sinh ra một thế hệ “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” – Đây chính là những gì mà La Sơn Phu Tử đã bàn luận trong tấu chương của mình. Và tất nhiên, học có hành, thì hành cũng phải có học. Nếu không có lý thuyết làm cơ sở, thì việc hành biết bắt đầu như thế nào, và hành như thế nào là đúng đắn. Thực hành phải có lý thuyết định hướng, như vậy sẽ bớt được rất nhiều thời gian, và giảm thiểu những điều xấu, rủi ro không mong muốn. Đạo làm người cũng vậy, cách cư xử, đối nhân xử thế cũng vậy. Cần có người đi trước dẫn lỗi đưa đường, thì đạo mới đi đúng hướng, người mới có thể “thành nhân”. Qua bài luận, Phu Tử cũng đã đưa cho vua Quang Trung một phương pháp học đúng đắn: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Giáo dục đúng cách, vận dụng hợp lý thì “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

    Như vậy, từ bài tấu “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp, ta có thể thấy “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết, không thể tách rời. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố, chứng minh và hoàn thiện việc học. Từ đó, chúng ta cần phải điều chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp, học cần vận dụng lý thuyết hợp lý để đạt kết quả tốt.

     

     

      bởi B Ming_ 17/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:

    "Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

    Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!

    Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.

    Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!

    Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo

    khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".

    "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.

    Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:

    "Nên thợ, nên thầy vì có học,

    No ăn, no mặc bởi hay làm".

    (Bảo kính cảnh giởi - bài 46)

    Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung).

    Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.

    Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

    Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.

    Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

     

     

      bởi B Ming_ 17/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.

    Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?

    Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách, ởTrung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, la Mã... những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn ban cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê thuộc...

    Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả nhữnggì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho các thế hệ sau đều được ghi vào sách.

    Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ và đểgiải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao? Quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.

    Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.

    Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cố đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre... Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.

    Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống, tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực... Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.

    Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.

    Sách còn dạy cho ta biết được bao nhiêu điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phức, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.

    Tất cả những điều trên chứng minh rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ”.

    Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thểhiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết đểlàm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của từng tác giả lại khác nhau.

    Từ khi sách trở thành hàng hóa thông dụng và phổbiến trên thị trường thì một số ít người làm công việc xuất bản in sách với mục đích lớn nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt nên họ sẵn sàng xuất bản và truyền bá những cuốn sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp vốn cócủa sách. Hiện nay, đang lưu hành rất nhiều loại sách không rõ xuất xứ, nguồn gốc và không phải bất cứ loại nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. Vì thế, khi tìm đọc, chúng ta cần phân biệt sách tốt và sách xấu.

    Thếnào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng các quyluật của tự nhiên và đời sống xã hội, giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi đọc một quyển sách hay, tâm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời.

    Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm hồn tuổi trẻ, biến thanh thiếu niên thành những kẻ xấu xa, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên tạc hiện thực đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức sai lệch về thế giới xung quanh, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người.

    Những cuốn sách như thể không thể “thắp sáng trí tuệ” của con người mà ngược lại làm cho nhận thức lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy thoái.

    Trong khi sách tốt là một thứ thuốc bổ dưỡng tinh thần cực kì công hiệu thì sách xấu lại là một thứ thuốc độc vô cùng nguy hại, cần phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định cho mình một thái dộ đúng đắn đối với việc đọc sách. Trước hết, ta phải biết quý trọng sách và coi đọc sách là một việc rất cần thiết phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách là điều thiệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù hợp với trình độ và lứa tuổi của mình. Đọc xong cuốn sách phải suy ngẫm, đem những điều hay lẽ phải tiếp thu đượctừ sách vận dụng vào thực tế đời sống để mọi công việc đạt kết quả cao hơn và cuộc sống tinh thần của mình phong phú hơn.

    Đọc sách vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay, có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng cho một người, trăm người, triệu người... mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về trái đất và thái đương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục vũ trụ.

    Đọc tiểu thuyết Bandắc, ta hiểu ma lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ trước. Đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

    Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, sốngười biết chữ rất hạn chế cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại như tivi, trò chơi điện tử, phim ảnh, băng đĩa các loại... nhưng không gì có thể thay thế được vai trò của sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách, nền văn minh nhân loại sẽ dần dần tàn lụi.

      bởi B Ming_ 21/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF