YOMEDIA
NONE

Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường

Nêu đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

    • mìk trả lời đầy đủ hơn nhá :

    -thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu có 7 chữ,tức là chỉ có 56 chữ trong 1 bài thơ thất ngôn bát cú.thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo 2 luật:luật bằng và luật trắc.về vần thì có 2 loại:vần bằng và vần trắc.tuy nhiên,các thi nhân thường hay làm theo vần bằng,tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

    1LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

    -luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ 2 của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau và đều là vần bằng

    2LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

    -luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ 2 của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau và đều là vần bằng

    BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:

    -câu 1 dùng để mở bài(gọi là phát đề),câu 2 dùng để chuyển tiếp vào bài(gọi là thừa đề).2 câu này đc gọi là "2 câu đầu đề"

    -câu 3 và câu 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng.2 câu này ddc gọi là "2 câu trạng"

    -câu 5 và câu 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài.2 câu này đc gọi là "2 câu luận"

    -câu 7 và câu 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài.2 câu này đc gọi là "2 câu kết"

    • bảng luật thơ:

    1LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

    B - B - T - T - T - B - B (VẦN)

    T - T - B - B - T - T - B (VẦN)

    T - T - B - B - B - T - T (ĐỐI CÂU 4)

    B - B - T - T - T - B - B (VẦN,ĐỐI CÂU 3)

    B - B - T - T - B - B - T (ĐỐI CÂU 6)

    T - T - B - B - T - T - B (VẦN,ĐỐI CÂU 5)

    T - T - B - B - B - T - T

    B - B - T - T - T - B - B (VẦN)

    2LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

    T - T - B - B - T - T - B (VẦN)

    B - B - T - T - T - B - B (VẦN)

    B - B - T - T - B - B - T (ĐỐI CÂU 4)

    T - T - B - B - T - T - B (VẦN,ĐỐI CÂU 3)

    T - T - B - B - B - T - T (ĐỐI CÂU 6)

    B - B - T - T - T - B - B (VẦN, ĐỐI CÂU 5)

    B - B - T - T - B - B - T

    T - T - B - B - T - T - B (VẦN)

    ~~~~ Ã ~ Ã ~ Ã ~ !! CHÚC BẠN HỌC TỐT NGHEN~~~~ oho !! MIK ĐÁNH MẤY CÁI "TRẮC TRẮC BẰNG BẰNG..." MÚN HOA MẮT LUN ÒY ^^ ĐỪNG CÓ CHÊ MIK LÀM DÀI NHA!!

      bởi Trần Minh Cường 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

    TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY

    Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều
    Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu
    Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc
    Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều
    Gió Sở không vơi niềm tịch mịch
    Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu
    Xa xôi cách trở Kim lang hỡi
    Có thấu lòng em tủi hận nhiều

    Thứ Lang


    -----o0o-----


    Ghi chú thêm:

    LUẬT BẤT LUẬN TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

    Người làm Thơ Đường Luật phải tuân theo những luật lệ bắt buộc rất gắt gao nghiêm ngặt. Mà đã là luật rồi thì không thể sai phạm, có như thế bài thơ mới chính thống. Nếu không sẽ bị lai căng thành ra một loại thơ tạp giống như thơ "tự do" ngày nay (nhái theo thơ Cổ phong ngày xưa).
    Trong những luật lệ bắt buộc nói trên, có luật bằng trắc là cách sắp xếp âm điệu của bài thơ để nghe cho suông sẻ, êm tai, du dương, trầm bổng. Nếu không tuân theo luật nầy thì bài thơ đọc lên nghe rất chỏi tai, trắc trở, không hay. Tuy nhiên, để cho bớt gò bó trong việc tìm từ, kẹt ý ... thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích ... chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để "cởi trói" bớt cho người làm thơ. Theo bảng luật bất luận nầy thì:
    - Các tiếng ở vị trí thứ 2-4-5-6-7 của mỗi câu bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc (chính luật) mà bảng luật đã ấn định.
    - Các tiếng ở vị trí thứ 1 & 3 của mỗi câu không nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc mà bảng luật đã định. Tuy nhiên nên chú ý rằng mặc dù đã có luật bất luận nhưng tiếng nào theo luật định là trắc mà chúng ta làm bằng thì được, trái lại tiếng nào theo luật định là bằng mà chúng ta làm trắc thì không nên, đôi khi phạm phải lỗi "Khổ Độc" nữa. Vạn bất dắc dĩ, không tìm được tiếng nào hay hơn để thay thế thì chúng ta cũng có thể giữ y mà vẫn có thể chấp nhận được. Khi làm thơ càng cố gắng giữ đúng luật (chính luật) thì bài thơ càng hay về âm điệu. Bài thơ được đánh giá hay hay dở phần lớn là căn cứ vào các luật thơ, vì Thơ Đường Luật là Thơ Luật nghĩa là thơ phải làm theo luật. Bài thơ Đường Luật nếu bị sai luật dù cho nội dung, ý tứ, từ ngữ có hay cách mấy đi nữa thì cũng bỏ đi, không được chấp nhận.

    Sau đây là Bảng Luật Bất Luận:

    BẢNG LUẬT BẤT LUẬN THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT

    1. LUẬT TRẮC:

    t - T - b - B - T - T - B
    b - B - t - T - T - B - B
    b - B - t - T - B - B - T
    t - T - b - B - T - T - B
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - T - B - B
    b - B - t - T - B - B - T
    t - T - b - B - T - T - B


    2. LUẬT BẰNG:

    b - B - t - T - T - B - B
    t - T - b - B - T - T - B
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - T - B - B
    b - B - t - T - B - B - T
    t - T - b - B - T - T- B
    t - T - b - B - B - T - T
    b - B - t - T - T - B - B


    Ghi chú: chữ b-t là không cần giữ đúng luật, chữ B-T là bắt buộc phải giữ đúng luật.

    Ngoài ra Thơ Đường Luật là loại thơ "Độc Vận", nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ, không nên chen lẫn vào dù chỉ một âm vần khác, hay dở là ở chỗ nầy. Tóm lại Thơ Đường Luật nên gieo vần theo Chính Vận mà không nên dùng Thông Vận, vì toàn bài thơ chỉ có 5 vần thôi, đâu đến đổi khó tìm. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt.

      bởi Nguyễn Hoài 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường (thế kỉ thứ VII) mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

    Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

      bởi Thánh Bảo 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

    Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. 

    Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

    • Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
    • Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

    Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

    • Hai câu đầu tiên (1 và 2) là Mở Đề và Vào Đề (mở bài, giới thiệu...)
    • Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực (miêu tả), yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về nghĩa (Lom khom - Lác Đác, Dưới núi - Bên sông, Tiều vài chú - Chợ mấy nhà)
    • Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), yêu cầu cũng đối nhau cả về thanh và nghĩa, tương tự như hai câu Thực ở trên
    • Hai câu cuối cùng (7 và 8) là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau.

    Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4

      bởi Tạ Hiền Anh 14/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF