YOMEDIA
NONE

Kể một câu chuyện cảm động thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con.

Kể một câu chuyện cảm động thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (6)

  •    Tôi là đứa con trai duy nhất của bố mẹ tôi. Mẹ tôi chiều tôi lắm. Hễ tôi xin mua gì, mẹ cũng mua cho. Nhưng trái ngược với mẹ, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với mấy đứa bạn nghịch ngợm. Mỗi lần đi học về là bố thường kiểm tra lại bài tập, vở ghi của tôi. Cũng chính vì thế mà tôi chỉ quý mẹ, có gì chỉ tâm sự với mẹ.

       Hôm ấy, tôi đang chơi bi ở sân trường thì thằng Tuấn, thằng Hùng gọi:

       - Hoàng ơi, có ăn bàng chín không?

       - Nghe đến bàng chín, tôi đã thèm lắm rồi. Tôi hỏi:

       - Ở đâu?

       - Cứ theo rồi khắc biết.

       Hai đứa dẫn tôi đến gốc cây bàng cuối sân. Dạo này có lệnh cấm trèo nên cây bàng chi chít những quả chín vàng mọng. Ba đứa tôi thoăn thoắt trèo lên. Những tia nắng vàng chiếu xuống làm quả bàng thêm vàng, ngon hơn. Ba đứa tôi thi nhau chuyền hết cành này đến cành kia chọn quả chín ăn. Kìa! Một chùm bàn dăm bảy quả trông rất ngon mắt ở cành nhỏ phía xa xa. Tôi vội vàng leo ra. Bỗng "rắc! rắc!" cành bàng nơi chân tôi đứng bị gãy. Tôi hốt hoảng định bám vào cành khác nhưng không kịp nữa rồi. Tôi đã bị lơ lửng trên không và rơi bịch xuống đất, bất tỉnh.

       Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Tôi cảm thấy đầu mình tê tê làm sao ấy mà lại rất nặng khó chịu vô cùng. Tôi từ từ mở mắt ra. Mẹ đang ngồi ở đầu giường. mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo âu. Tôi cảm thấy ân hận quá. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ mừng quá reo lên:

       - Kìa con! Con đã tỉnh dậy rồi ư? Con có đau lắm không?

       - Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Thế bố đâu hả mẹ? - Tôi hỏi.

       - Bố con… bố con… - Mẹ ngập ngừng, một thoáng bối rối.

       - Bố con đâu hả mẹ? trời ơi, tôi cảm thấy người mình nóng ran lên.

       - Đầu con ê ẩm lắm, con không chịu được nữa đâu.

       Vừa dứt lời tôi lấy tay sờ lên đầu và bứt cả băng ra. Tôi bỗng cảm thấy choáng váng và mê man không biết gì nữa.

       Lần thứ hai tỉnh dậy tôi thấy mình nằm ở căn phòng cũ. Trên đầu tôi được thay một tấm băng mới. Vẫn khuôn mặt thân thương, ánh mắt dịu hiền, mẹ ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:

       - Bây giờ con phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước đó.

       - Vâng ạ! – Tôi đáp lời mẹ.

       Tuy thế trong thâm tâm tôi vẫn tự hỏi: Tại sao trong lúc mình ốm đau như thế này bố lại không đến nhỉ? Hay là bố ghét mình? Hay là bố bận việc gì? Không hẳn là thế? Vậy tại sao? Câu hỏi đó cứ dằn vặt tôi trong suốt thời gian tôi nằm bệnh viện.

       Hôm xuất viện về nhà, tôi thấy bố đang nằm trên giường thiêm thiếp ngủ. Khuôn mặt bố hác, tóc lốm đốm bạc, đôi mắt hõm sâu. Nước da bố xanh xao khác hẳn mọi khi. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi vào ghế thì Hùng, Tuấn xách chiếc làn đỏ bước vào.

       - Cháu chào các bác! Kìa Hoàng! Bạn đã thấy đỡ chưa? Tuấn nhanh nhẹn hỏi.

       - Chào các cháu. Các cháu vào chơi với Hoàng. Bác trai mệt vừa thiếp đi. Mẹ tôi nó.

       - Cảm ơn các cậu, tớ đỡ rồi! – Tôi lên tiếng.

       - Hoàng ạ, hôm nay hai đứa mình đến để xin lỗi cậu bởi vì tại chúng mình rủ cậu trèo bàng cho nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hai bác thứ lỗi cho chúng cháu. Vì chúng cháu mà Hoàng đã bị ngã và mất bao nhiêu là máu, bác trai đã phải tiếp máu cho Hoàng nên đã bị ốm!

       - Có thật vậy không mẹ? – Tôi thảng thốt hỏi mẹ.

       Mẹ khẽ gật đầu. Từ trên ghế tôi chạy vội lại ôm chầm lấy bố. Hai hàng nước mắt tôi từ từ rơi. Ôi! Chính bố đã tiếp máu cho mình, thế mà mình lại nghi ngờ bố.

       - Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì con mà bố bị suy kiệt!

       Bố tôi tỉnh dậy:

       - Không sao đâu con ạ!

       - Bố!

       Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một tình cảm yêu thương trào lên trong tôi. Căn nhà nhỏ bé tràn đầy hạnh phúc. Mẹ nhìn bố con tôi khẽ mỉm cười.

      bởi thu thủy 14/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Mẹ tôi chỉ có một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ....

    Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, mẹ mày chỉ có một bên mắt thôi à? "

    Tôi ước gì mẹ biến mất ngay khỏi thế giới này, vì vậy tôi nói với bà rằng: “Mẹ, tại sao mẹ chỉ còn một bên mắt thôi? Mẹ sẽ chỉ biến con thành trò cười cho thiên hạ. Sao mẹ không chết luôn đi?”. Mẹ tôi không phản ứng. Tôi nghĩ mình quá nhẫn tâm, nhưng lúc đó cảm giác thật thoải mái vì tôi nói ra được điều muốn nói suốt bấy lâu.

    Đêm hôm ấy, tôi thức dậy, xuống bếp lấy cốc nước. Mẹ đang ngồi khóc trong đó, rất khẽ, cứ như bà sợ rằng tiếng khóc có thể đánh thức tôi. Tôi vào ngó xem mẹ thế nào rồi quay về phòng. Chính vì câu tôi đã thốt ra với mẹ, nên có cái gì đó làm đau nhói trái tim tôi.

    Ngay cả vậy chăng nữa, tôi vẫn rất ghét mẹ. Tôi tự nhủ mình sẽ trưởng thành và thành đạt, bởi vì tôi ghét người mẹ vừa nghèo, vừa chỉ còn có một mắt.

    Rồi tôi lao vào học. Tôi đỗ vào một trường đại học danh tiếng với tất cả sự tự tin và nỗ lực. Tôi rời bỏ mẹ đến Bắc Kinh.

    Tôi kết hôn, mua nhà và làm cha. Giờ đây, tôi là một người đàn ông thành đạt và hạnh phúc. Tôi thích cuộc sống ở thành phố. Sự náo nhiệt, sôi động giúp tôi quên đi hình ảnh người mẹ tội nghiệp.

    Cho tới một hôm, người tôi không mong đợi nhất đã xuất hiện trước cửa nhà. Mặt tôi tối sầm lại, tôi đã lạnh lùng hỏi người đàn bà đó: “Có chuyện gì không? Bà là ai?”. Đó là mẹ tôi, vẫn dáng người còm cõi và gầy gò ấy, vẫn là người phụ nữ với đôi mắt không hoàn thiện ấy.

    Đứa con bốn tuổi của tôi nhìn thấy bà, nó đã quá sợ hãi, chạy núp vào một góc nhà. Tôi vờ như không nhận ra bà, nhìn bà giận dữ rồi nói: “Bà là ai, tôi không quen bà”. Tôi đang tự lừa gạt mình và thực sự từ bao lâu nay tôi vẫn tự lừa mình như thế. Tôi cố quên đi cái sự thật bà là mẹ tôi. Tôi luôn muốn trốn tránh sự thật này. Tôi đuổi bà ra khỏi nhà chỉ vì bà khiến đứa con gái nhỏ của tôi sợ hãi.

    Đáp lại sự phũ phàng ấy, người đàn bà tiều tụy kia chỉ nói: “Xin lỗi, có lẽ tôi đã tới nhầm địa chỉ”, và rồi bà đi mất.

    “May quá, bà ấy không nhận ra mình” - tôi thầm nhủ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, tự nói với mình rằng sẽ không bao giờ quan tâm hoặc nghĩ về bà.

    Một ngày, tôi được mời về trường cũ để gặp mặt nhân kỷ niệm thành lập trường. Tôi nói dối vợ rằng sẽ đi công tác mấy hôm.

    Sau buổi họp mặt, tôi lái xe đi ngang qua ngôi nhà mà tuổi thơ tôi đã từng gắn bó - một cái lều cũ rách, lụp xụp, ẩm ướt. Bây giờ nó vẫn thế. Tôi xuống xe và bước vào. Tôi thấy bà nằm ở đó, ngay giữa sàn đất lạnh lẽo, trong tay ba có một mẩu giấy. Đó là bức thư bà viết cho tôi.

    “Con trai yêu quí của mẹ!

    Mẹ nghĩ cuộc đời này mẹ đã sống đủ. Mẹ sẽ không thể đến thăm con thêm lần nào nữa, nhưng mẹ có quá tham lam không khi mong con trở về thăm mẹ dù chỉ một lúc? Mẹ nhớ con nhiều, và cũng rất vui khi nghe tin con đã trở về thăm lại lớp cũ. Mẹ đã rất muốn tới trường chỉ để nhìn thấy con. Nhưng mẹ đã quyết định không đến, vì con.

    Mẹ xin lỗi vì mẹ chỉ có một mắt, có lẽ mẹ đã làm con thấy hổ thẹn với bạn bè.

    Con biết không, hồi còn rất nhỏ, con bị tai nạn và vĩnh viễn mất đi một bên mắt của mình. Mẹ không thể đứng nhìn con lớn lên với khiếm khuyết trên khuôn mặt đáng yêu, vì vậy, mẹ đã tặng nó cho con.

    Mẹ rất tự hào vì con trai mẹ có thể nhìn trọn thế giới mới có một phần của mẹ ở đó, mẹ chưa bao giờ buồn vì con hay bất cứ điều gì con đã làm. Con đã từng ghét bỏ hay tức giận mẹ, nhưng mẹ biết, trong sâu thẳm từ trái tim, đó là bởi vì con cũng yêu mẹ.

    Mẹ rất nhớ khoảng thời gian khi con trai mẹ còn nhỏ, khi con tập đi, khi con ngã hay những lúc con chạy loang quanh bên mẹ. Mẹ nhớ con rất nhiều, mẹ yêu con, con là cả thế giới đối với mẹ”.

    Thế giới quanh tôi cũng như đang đổ sụp. Tôi khóc, khóc cho người cả đời chỉ biết sống vì tôi.

                              **********************

                      TRUYỆN NÀY CỰC HAY LUÔN Ý!!!!!

        Nếu cs thời gian thì cj khuyên e nên tìm hiểu mấy thể loại truyện như thế này nx nhé:))

                                        _CHÚC EM HỌC TỐT^^_

      bởi Zies Nguyễn 14/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài văn dẫn qua nhiều câu thoại
      bởi Bùi Châu Hương 17/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hay
      bởi Bùi Châu Hương 17/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Dù bạn ở đâu, bạn làm gì thì bạn vẫn biết rằng cha mẹ vẫn luôn ở bên. Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Không ai trong chúng ta không có tình cảm này. Và chúng ta có thể khẳng định rằng chúng ta không đơn độc giữa cuộc đời này, vì ít nhất vẫn còn tình cảm của cha mẹ.

    Như mọi người biết, thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên. Nó được xuất phát và diễn biến một cách hết sức tự nhiên. Tình thương của cha mẹ đối với con cái là sự tự nguyện hi sinh không điều kiện. Bằng chứng là nó không hề bắt đầu từ một hình thức "hợp đồng" hay "giao kèo" để ấn định sự lời lỗ giữa hai bên cha mẹ và con cái. Con cái bất luận là trai hay gái, bình thường hay mang dị tật, cha mẹ đều yêu thương, nuôi dưỡng, không ngại ngùng công lao cực khổ và tính toán với con cái. Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ – con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ "máu mủ ruột rà", có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.

    Như đã nói ở trên, mối quan hệ này đã tồn tại trong xã hội chúng ta, rộng rãi hơn nữa là trên thế giới, toàn nhân loại hàng ngàn năm và không phải ngẫu nhiên mà lại được đề cao, tôn vinh, tôn thờ như thế. Thuở sơ khai, tạo hóa đã cho ta được những gì? Một xã hội không văn hóa, không giai cấp, không gia đình. Nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, chúng đã được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và được dạy cho những bài học sinh tồn, những bài học đầu đời từ những người sinh thành. Trải qua rất nhiều thế kỉ, đến xã hội chúng ta ngày nay, cuộc sống văn minh, hiện đại, phân tầng giai cấp rõ rệt, con người đã tụ tập theo huyết thống tạo thành những gia đình. Nhưng khi có một đứa trẻ sinh ra, nó vẫn được dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương, bảo vệ trong vòng tay của những người sinh thành. Những tiếng bập bẹ đầu đời, nó luôn gọi tên những người gần gũi với chúng nhất. Đó là cha, là mẹ! Điều tôi muốn nói ở đây là tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội. Chính vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng tình cảm này, phải vun đắp tình cảm này trở nên đẹp đẽ và to lớn hơn. Ta phải biết:

    "Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

    Đây là câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về công lao to lớn của cha mẹ, "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao và đồ sộ ở Trung Quốc, ý muốn so sánh công lao của người cha vô cùng vĩ đại. Còn ví nghĩ mẹ như "nước trong nguồn" chảy ra là chỉ tình mẫu tử hết sức bền chặt, lâu dài giữa mẹ và con. Cả hai vế của câu ca dao trên không chỉ có ý nhấn mạnh, nhắc nhở những kẻ làm con phải biết đến công lao vô cùng to lớn và lâu dài của cha mẹ mà còn gián tiếp khuyên kẻ làm con phải biết làm tròn "chữ hiếu" với cha mẹ.

    Vẫn biết tình mẫu tử, phụ tử là thiêng liêng, cao đẹp và chúng ta phải biết trân trọng tình cảm ấy. Nhưng trong cuộc sống thực tại có rất nhiều bậc làm cha mẹ không giữ đúng được vai trò của mình, không làm gương tốt cho con cái, rồi cũng có những đứa con ngỗ ngược, hư hỏng. Báo đài gần đây cũng đưa tin về nhiều vụ việc như vậy xảy ra. Theo tôi thấy thì đây quả là một vấn đề rộng lớn, không đơn giản bởi nếu nói cho cùng thì cũng có những nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu nói gọn lại thì có những nguyên nhân cơ bản như sau: Trước hết phải khẳng định đó cũng là một mặt trái của "cơ chế thị trường", "thời cơ hội nhập" đã tác động mạnh vào xã hội nước ta trong thời gian vừa qua. Vì mục đích mưu sinh mà nhiều gia đình không còn giữ được nếp sống theo truyền thống văn hóa thuần Việt như ngày xưa, sự xa cách, xu thế độc lập, lối sống tự do theo kiểu phương Tây, làm cho mối quan hệ tình cảm gia đình giữa bố mẹ và con cái có xu thế trở nên xa cách hơn. Hơn nữa, trong thời đại hội nhập hiện nay, con cái muốn tự lập để khẳng định bản thân, sống một cách buông thả, bất cần, đã làm cho nhiều sợi dây gắn kết gia đình trở nên yếu đi. Tiếp theo, mặc dù cha mẹ sống có trách nhiệm với con cái, song tình cảm thực vẫn thiếu, điều đó cũng xảy ra ở một số gia đình. Tuy vậy không nhiều. Nguyên nhân chính gây nên chuyện này là do người lớn thiếu trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái, do nhiều nguyên nhân mà họ không thể gần gũi con cái, từ đó không hiểu được tâm tư, tình cảm của con trẻ, không dành được tình thương yêu cho con cái dẫn đến việc không có tình cảm. Chẳng lẽ rồi sẽ có lúc gia đình và các giá trị tình cảm của chúng sẽ biến mất trong cuộc sống xã hội? Bạn thử tưởng tượng nếu như con cái vừa được đẻ ra là được máy tính hóa dữ liệu và chuyển vào Internet thay cho các giấy khai sinh. Tiếp đó đứa con sẽ được chuyển ngay cho các chú rô bốt tự động để nuôi nấng. Bố mẹ quá bận làm việc nên chỉ định kì hằng tháng mới mở chiếc máy tính của mình ra và truy cập vào mạng để biết được thông tin và tình trạng của con cái. Đừng quá "sốc" khi nghe mô phỏng cuộc sống gia đình tương lai như vậy các bạn ạ! Nếu để tình trạng này còn xảy ra thì đó là một viễn cảnh không quá xa vời đâu.

    Nếu để cái viễn cảnh như trên không thể xảy ra thì chúng ta phải làm gì? Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên quan tâm để giúp con cái định hướng, tránh xa cám dỗ, các tệ nạn xã hội. Và ngược lại, con cái cũng phải yêu thương kính trọng và tròn đạo hiếu với cha mẹ:

    "Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

    Nếu chúng ta có thể thực hiện được tốt những điều này thì cái viễn cảnh về một tương lai gia đình và các giá trị về tình cảm gia đình sẽ chẳng bao giờ có thể biến mất trong xã hội.

    Mỗi ngày hãy tập nói "Con yêu cha mẹ" để nó trở thành một thói quen. Tình yêu cha mẹ của con cái chính là những biểu hiện cao đẹp nhất của tình cảm con người đấy, bạn ạ. Đừng quên nói với các bậc sinh thành rằng "Con yêu cha mẹ".

      bởi Huất Lộc 18/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bà nội của em đã mất cách đây 3 năm, em vẫn nhớ mãi những ngày còn thơ dại, bà bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc Nam xa cách em không có dịp về thăm bà nhiều hơn.

    Ấn tượng của em về bà rất mơ hồ, em chỉ nhớ rằng bà rất đẹp và có dáng cao gầy, tuy nhiên ông trời chẳng cho ai tất cả, tuy cho bà mỹ mạo nhưng lại để cho bà cả căn bệnh suy thận quái ác, khiến cuộc đời bà gắn liền với bệnh viện với thuốc men. Ngày em 3, 4 tuổi, vì cha mẹ không có điều kiện chăm nom nên gửi chị em em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà, đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối,... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày chị em em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực, thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. em không còn nhớ rõ, những ấn tượng về dáng bà bên cạnh chiếc đèn dầu tù mù vẫn còn mãi khắc ghi. Ngày bà mất, chúng em ở miền nam, xa xôi không thể về kịp để nhìn mặt bà lần cuối, bà cứ mong mãi, nghe người nhà kể lại mà em chực trào nước mắt, càng nghĩ lại càng thương bà hơn.

    Nay em đã lớn, mỗi lần về thăm quê em vẫn cùng bố ra thăm mộ bà trước tiên, kể cho bà nghe những chuyện vặt vãnh và để bà thấy đứa cháu năm xưa mà bà hết lòng thương yêu nay đã lớn. Mong rằng ở thế giới bên kia bà sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc.

      bởi Lê Thanh Ngọc 18/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON