YOMEDIA
NONE

Giới thiệu về bài thơ Ngắm trăng của Bác Hồ.

Click để xem full hình

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • 1. Ngắm trăng là bài thơ số 21 trong tập Nhật kí trong tù. Trong tập thơ này, ánh trăng không chỉ một lần xuất hiện và cũng như những lần khác, ánh trăng trong Ngắm trăng vẫn là ánh trăng rất gợi cảm và rất trữ tình. 2. Qua sự giao hòa giữa “minh nguyệt” và “thi gia”, thấy được tình yêu thiên nhiên đầy say mê của Hồ Chí Minh. Tình yêu thiên nhiên đặt trong cảnh ngộ lao tù cho thấy phẩm chất chiến sĩ qua tư thế của người thi sĩ. 3. Tác giả đã vận dụng một cách điêu luyện, đắc địa nghệ thuật đối của thơ Đường luật.

      bởi Nguyễn Hoàng Thịnh 29/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc ,Người luôn biết nghĩ cho tổ quốc,cho nhân dân mà quên đi cả bản thân mình.Bác ra đi Tìm đường cứu nước vào năm 1911. Tháng 2 năm 1941 sau 30 mươi năm bôn  ba tìm đường cứu nước  Bác trở về Việt Nam trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng tròng nước .Người sống và làm việc hết sức gian khổ . Tháng 8 năm 1942 Hồ Chủ Tịch  từ Pác Bó bí mật lên đường sang Trung Quốc , khi đến Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ ,rồi bị giải tới gần 30  nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây ,bị đày dọa cực khổ hơn một năm trời.Trong những ngày tháng cực khổ đó Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán gồm 133 bài,phần lớn là tứ tuyệt.  Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên đặc biệt nổi bật một tâm hồn nghệ sĩ cao đẹp ,vừa cho thấy tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói rằng đằng sau Người chiến sĩ vị đại đó là một tinh thần thép ,biểu hiện lên một con người có y chí kiên cương luô vượt lên trên hiện tại.Qua bài thơ người đọc cảm thấy người tù cách mạng không bận tâm đến những cùm xích,đói rét,ghẻ lở... của chế độ nhà tù ,đã để tâm hồn Người luôn bay bổng với vẩng trăng tri âm.

      bởi Nguyễn Đoàn Hằng Trang 29/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hồ Chí Minh (sinh năm 1890 – mất năm 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Người quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Nhắc đến Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam không khỏi xúc động vì vị lãnh tụ vĩ đại ấy đã giành cả tuổi xuân ba mươi năm từ 1911 – 1941 để bôn ba khắp các châu lục, học tập những điều tốt đẹp để phụng sự cho đất nước khi trở về, mà lúc này Người đã ở độ tuổi trung niên.

    Những biết quá trình kiếm tìm và mang lại hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam là một con đường rất chông gai và thử thách nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tài năng, Hồ Chí Minh đã chinh phục được con đường ấy. Chính sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” – chính thức xác lập nền độc lập, tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu một dấu son chói lọi trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và trong lịch sử Việt Nam.

    Khi giai đoạn trường kì chống Pháp kết thúc, tưởng rằng gian khó đã lui lại để nhường chỗ cho một cuộc sống hòa bình đầy tươi đẹp, vậy mà khi phát xít Nhật và đế quốc Mĩ lê gót giày xâm lược đến Việt Nam, nhân dân ta lại phải gồng mình chiến đấu với chúng để bảo vệ đất nước. Vết thương cũ mà chiến tranh gây ra chưa kịp liền sẹo thì lại phải chịu bỏng rát của một cuộc chiến mới, cam go hơn, khốc liệt hơn.

    Tuy nhiên nhân dân ta vẫn không hề nhụt chí chùn bước, có lẽ bởi vì có sự đồng hành của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác là người đã tiếp tục trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu chống giặc với lòng nhiệt thành và tình yêu nước. Tấm lòng cao cả mà Người dành cho dân, cho nước ấy luôn chân tình cho đến tận ngày Người ra đi vào năm 1969.

    Không chỉ là một nhà cách mạng, nhà chính trị lỗi lạc mà Hồ Chí Minh còn là một nhà văn, nhà thơ rất mực tài hoa. Cả cuộc đời gắn bó mật thiết với hoạt động cách mạng đã giúp Người sáng tác rất nhiều những tác phẩm với thể loại phong phú.

    Có thể kể đến một số tác phẩm chính luận nổi bật của Người như: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), “Tuyên ngôn Độc lập” (năm 1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (năm 1946), “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (năm 1966) …, Người còn viết truyện kí: “Vi hành” (1923), “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” (1925), “Nhật kí chìm tàu” (1931) … Về thơ ca, tập thơ “Ngục trung nhật kí” (“Nhật kí trong tù”) với hàng trăm bài thơ chữ Hán đặc sắc được xem là tác phẩm đặc sắc kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của Hồ Chí Minh

      bởi Huất Lộc 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF