YOMEDIA
NONE

Giải thích nhan đề Thuế máu

Giải thích nhan đề "Thuế máu"?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm. Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa. Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa. Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí). Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.

      bởi Huỳnh Ngân 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn xem văn chương là thứ vũ khí đấu tranh lợi hại, có tác dụng giáo dục to lớn. “Thuế máu” là áng văn giàu chất chính luận. Tác phẩm như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm đến từ nhan đề “Thuế máu”.

    Là một công dân, hẳn chúng ta đều quen thuộc với các loại thuế: thuế thu nhập cá nhân, thuế kinh doanh, thuế ruộng, thuế đất... Vào tình cảnh đất nước ta là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, người dân đã nghèo khổ lại còn phải gánh trên lưng trăm thứ thuế: thuế muối, thuế gạo, thuế đất, thuế thân... Thậm chí người đã chết cũng phải đóng thuế như trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Thế nhưng, thuế máu lại gây một ấn tượng mạnh cho người đọc. Thứ thuế được trả bằng máu làm cho người khác không khỏi rùng mình kinh hãi. Thứ thuế máu ấy được tạo ra khi đế quốc Pháp muốn củng cố địa vị của mình bằng các cuộc chiến tranh phi nghĩa trên chiến trường quốc tế, họ có ngại gì không bắt đám dân “dễ bảo” kia mang xương máu ra mà cống nộp. Vậy là ngay từ nhan đề, ta đã có thể hình dung phần nào về sự khốn khổ cùng số phận bi thảm của những người dân An Nam thuộc địa đầu thế kỉ.

    Để thu thứ “thuế máu” ấy, chính quyền thực dân đã thực hiền nhiều thủ đoạn bỉ ổi và tàn nhẫn. Chúng giở nhiều thủ đoạn, mánh khóe xảo trá đối với người dân thuộc địa. Nếu như trước chiến tranh, họ được xem là giống người hạ đẳng, là “man di, mọi rợ”, thì khi chiến tranh xảy ra, họ được tâng bốc là những “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Sự tương phản ấy được tác giả vạch trần bằng giọng điệu mỉa mai nhằm châm biến sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân. “Thuế máu” được trưng thu bằng những hành động vô cùng tàn nhẫn. Chúng tiến hành vây bắt, cưỡng bức, đàn áp dã man nếu phản đối, lợi dụng việc bắt lính để xoay sở kiếm tiền, bắt người dân thuộc địa phải rời bỏ gia đình, quê hương, buộc họ bỏ mạng nơi những miền đất xa lạ, bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của chủ nghĩa thực dân. Thuế máu chính là thứ thuế ghê gớm, độc ác nhất của thực dân Pháp, đè lên số phận thảm thương của người dân sau bao áp bức, bóc lột. Còn sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ thì sao? Bộ mặt táo tợn, tàn nhẫn của bọn thực dân tiếp tục được bộc lộ khi tước hết của cải của người lính thuộc địa, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ như súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ như ban đầu sau khi bị bóc lột hết thuế máu. Họ tiếp tục bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh túng quẫn, là nạn nhâm của chính sách cai trị hiểm độc. Nhan đề “Thuế máu” không chỉ gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa, nó còn bao hàm cả thái độ mỉa mai và lòng căm phận của tác giả đối với chính quyền thực dân. Nghệ thuật lập luận đặc sắc ở chỗ kết hợp giữa miêu tả và bình luận để châm biếm thứ thuế máu của bọn thực dân, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man của thực dân Pháp, trong đó có thuế máu.

    “Thuế máu” đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm ngay từ nhan đề. “Thuế máu” với sức gợi mở vô cùng lớn thực sự đã gây nên nỗi ám ảnh cho người đọc về một thời kì u tối trong lịch sử.

      bởi Lê Trần Khả Hân 20/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF