YOMEDIA
NONE

Cảm nghĩ về tình làng nghĩa xóm ở làng quê Việt Nam

Viết 1đoạn văn nêu cảm nghĩ của e về tình làng nghĩa xóm ở làng quê Việt Nam qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (làm nhanh dùm mk nha, mk đang cần gấp,cảm ơn nhiều

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Tình làng nghĩa xóm là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, được kết tinh trong quá trình lao động, sinh hoạt. Cấu trúc gắn kết chặt chẽ của làng xã Việt Nam bằng các hương ước, quy định chính là một trong những lý do mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vì có nó mà Việt Nam, cho dù chịu đựng cả nghìn năm Bắc thuộc vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa, không bị đồng hóa, hòa tan.

    Nói rộng ra thế để thấy được vai trò quan trọng của tình làng nghĩa xóm đối với mỗi chúng ta. Sau này, cùng với quá trình đô thị hóa thì những người ở thành thị, cho dù không có tình làng nghĩa xóm theo đúng nghĩa như ở nông thôn nhưng cũng có những tình cảm gắn kết với bà con khối phố, tuy rằng không được chặt chẽ như ở làng quê, nhưng cũng là một thứ tình cảm với nơi mình sinh ra, lớn lên và những kỷ niệm.

    Câu chuyện tình làng nghĩa xóm tưởng như đâu đâu cũng thế, ai ai cũng thế, không có gì phải nói! Hóa ra không hẳn thế. Chuyện tôi mới gặp giúp tôi ngộ ra nhiều điều.

    Hôm đó, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi về quê. Phải nói rằng giao thông dạo này đã được cải thiện đáng kể. Đường xá, cầu cống mới xây, thảm nhựa phẳng lỳ. Ngay ở nông thôn cũng vậy, từ vốn của các chương trình mà Nhà nước đầu tư vào nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con đóng góp thêm ngày công cải tạo, xây mới các tuyến đường liên thôn, liên xóm. Xóm nào cũng thảm bê tông tất tật các ngõ ngách, không còn cảnh “sắn quần vác xe đạp” đi học như chúng tôi trước đây mỗi khi vào mùa mưa dầm. Đang thiu thiu ngủ khi xe bon bon trên đường làng, giữa hai thảm lúa vàng, tôi chợt tỉnh khi thấy đám đông ồn ào, huyên náo phía trước. Bước xuống xe thì thấy phía trước rất đông bà con, đang vây lấy một xe ô tô con đen bóng. Phía trước, quang thúng, xe trâu, xe cải tiến bày ra làm chướng ngại vật trên đường. Đôi co với bà con là một người đàn ông trung tuổi, giày đen, sơ mi trắng, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại vì hò hét, cãi vã giữa cái nắng mới đầu hạ. Tôi nhận ra, đó là H, người cùng xóm, kém tôi mấy tuổi, đang làm “xếp” ở một cơ quan nho nhỏ ở Trung ương.

    Cuộc cãi vã không có dấu hiệu ngã ngũ. Cho dù H có nói thế nào thì bà con vẫn kiên quyết giữ “chốt”, không cho xe qua. Cuối cùng, H đành chịu “thua”, gửi xe, đi bộ nốt gần ki-lô-mét đường về nhà.

    Tối đó, trong bữa cơm gia đình, tôi đem chuyện hỏi cô em dâu, đang tham gia công tác phụ nữ của xã.

    Em tôi phân trần: Khổ lắm anh ạ. H nó học cùng khóa với bọn em, học hành thành đạt, bây giờ đang làm chức gì to to ở Trung ương đấy nhưng về quê, ăn ở với người làng, người xóm tệ lắm anh ạ. Thỉnh thoảng lại thấy phóng xe về, đưa bạn bè, tổ chức nhậu nhẹt, cười nói hô hố, chẳng để ý gì đến hàng xóm, láng giềng. Ra đường, từ người lớn đến trẻ em chẳng chào, chẳng hỏi. Nhiều người móc máy: Gớm, nếu không còn hai bố mẹ già thì thằng này nó chẳng thèm về quê nữa đâu.

    Chuyện về H, bà con trong xóm đã nói nhiều, người nhẹ nhàng thì trách móc, người nặng lời hơn thì chửi thề, chửi đổng. Nhưng cao trào phẫn nộ của bà con là dịp bê tông hóa đường xóm vừa rồi. Em dâu tôi tiếp tục: Số là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Nhà nước đầu tư cho các xóm xi măng, bà con đóng góp thêm tiền mua cát, sỏi, và bỏ công để bê tông hóa ngõ xóm. Nói đến bê tông hóa ngõ xóm ai cũng mừng, vì từ nay sẽ hết cảnh lầy lội, bẩn thỉu và hăng hái tham gia. Xóm bầu lên ban đại diện, sau khi đo đạc, tính toán kinh phí, ban đại diện đề xuất bổ đầu kinh phí theo nhân khẩu, phần còn lại vận động người của xóm đi làm ăn, công tác xa ủng hộ.

    Em tôi tiếp: Anh thấy không, có được con đường bê tông sạch sẽ như vậy bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của bà con trong xóm còn có phần tham gia không nhỏ của những người đi làm ăn, công tác xa. Thôi thì trong Nam, ngoài Bắc, người ít, người nhiều ai ai cũng hồ hởi tham gia, coi như một chút tình cảm, trách nhiệm với xóm làng. Ngay như anh, không chỉ đóng góp cho suất của bố mẹ, anh còn tham gia ủng hộ cho dù kinh tế anh chị cũng chẳng khấm khá gì.

    Riêng H thì tuyệt nhiên không một xu, một đồng anh ạ, mặc dù ban đại diện nhiều lần đến tận nơi gặp gỡ, vận động. Đã thế, H còn bắn tin rằng, đợi cho bố mẹ cậu ấy “hai năm mươi” thì cậu ấy cũng chẳng thèm về cái xóm quê nghèo kiết này nữa.

    - Đấy, ngọn nguồn câu chuyện là thế anh ạ. Em tôi nói tiếp: Bà con cũng biết rằng chặn xe anh này, không chặn xe anh kia cũng không phù hợp với đạo lý tình làng nghĩa xóm của cha ông nhưng mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Giá như…

    Suy tư một thoáng, em tôi kết luận: Nếu như H không thay đổi, em sợ rằng khi bố mẹ H “hai năm mươi”, bạn ấy chắc phải thuê người thành phố về mà khênh.

    Làng quê vốn bao dung, người quê trọng chữ tình, chữ nghĩa. Sau lần này, không biết H có hiểu ra điều đó không?
      bởi Lê Thanh Nhật 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON