YOMEDIA
NONE

Cảm nghĩ về chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Lập dàn ý bài cảm nghĩ về chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • I.Mở bài

    – Giới thiệu tác giả: Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn xuôi Việt Nam

    – Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.

    – Nhân vật chị Dậu nổi bật lên với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.

    II.Thân bài

    – Chị Dậu – người phụ nữ hết lòng yêu thương chăm sóc chồng:

    + Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu

    + Để cứu anh Dậu thoát khỏi cơn nguy kịch chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.

    – Chị Dậu – con người chịu nhẫn nhục

    + Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục

    + Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.

    -> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.

    – Chị Dậu vùng lên chống trả

    + Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi -> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.

    + Thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà

    + Chị Dậu đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.

    III. Kết bài

    – Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.

    – Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

      bởi Nguyễn Thị Anh Thư 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Có ai từng nói rằng:" Văn học là sự thể hiện con người thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo". Đúng vậy. Văn học luôn lấy con người là đối tượng phản ánh. Nhà văn thông qua lăng kính chủ quan mà xây dựng những hình tượng nghệ thuật phản ánh bức tranh hiện thực của đời sống, con người trong trang viết hiện lên chân thực như con người đời thường. Để được như vậy, đó cũng là câu chuyện của cái tài cái tâm người nghệ sĩ. Có một nhà văn luôn đau trước nỗi đau dân tộc bị xiềng xích, luôn thương cho những kiếp người  bị bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng nhưng ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹp. Đó là nhà văn Ngô Tất Tố và một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông " Tắt đèn". Hình tượng nhân vật chị Dậu là điển hình cho những người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám bị áp bức bóc lột nặng nề nhưng vẫn ngơi những phẩm chất đẹp đẽ. Nhân vật chị Dậu được khắc họa một cách chân thực qua đoạn trích " Tức nước vỡ bờ. Dưới đây là dàn ý chi tiết phân tích về nhân vât. Chúc các bạn làm bài thành công và tiếp tục ủng hộ wikihoc chúng mình nhé.

      bởi Lê Trần Khả Hân 23/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON