YOMEDIA
NONE

Tả mùa xuân

Em hãy tả mùa xuân.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Tết là một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc ta. So với các ngày lễ trong năm thì lễ Tết Nguyên đán là quan trọng hơn cả, nó nhằm tổng kết một năm lao động cật lực và vạch ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới. Vì vậy, trong những ngày này, mọi công việc làm ăn, sản xuất phải tạm gác lại để chuẩn bị đón Tết.

    Tết Nguyên đán thực chất là lễ đầu năm mới. “Nguyên” là “đầu tiên”, còn “Đán” là “buổi sớm”, “Nguyên đán” là buổi sớm đầu tiên của tháng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, ngày Tết được xem là ngày quan trọng nhất trong năm, và trong đó quan trọng nhất là ngày mồng một, được tính kể từ thời khắc giao thừa đã qua.

    Thực chất, kể từ ngày đưa ông Táo về trời - ngày 23 tháng chạp đã được dân gian xem là Tết rồi, cho nên người ta mới gọi ngày 23 tháng chạp là ngày 23 Tết. Gọi như vậy cũng có lý, khởi sự đầu tiên cho việc cúng kiến trong gia đình để đón chào năm mới là cúng ông Táo.

    Ông Táo được xem là vị thần tại gia, vị thần bếp núc - bản nguyên của nhà từ khi có lửa trong lịch sử loài người, cũng là thời điểm xác minh sự tiến hoá của loài người. Ngoài ra, trong tâm thức dân gian, ông Táo còn được xem là vị thần trông coi mọi việc của gia chủ. Mọi điều tốt xấu của gia chủ làm trong năm đều được ông Táo ghi lại cẩn thận trong sổ sách để cuối năm lên báo cáo với Ngọc Hoàng.

    Theo đó, ai làm việc tốt sẽ được Ngọc Hoàng ban phước lành, bằng ngược lại ai làm điều ác sẽ bị Ngọc Hoàng trị tội. Vì lẽ đó mà, ngày 23 Tết được gọi là ngày đưa ông Táo về trời. Người ta mua bánh trái để cúng tiễn ông, mua cá chép, hoặc ngựa bằng giấy cúng ông để ông cưỡi lên trời.

    Và cũng từ ngày 23 Tết trở đi, mọi công việc đồng áng, làm ăn buôn bán cũng tạm dừng. Ngày xưa, từ các tỉnh, huyện, thị trấn cũng phải đóng cửa nghỉ kể từ ngày này, chốn công đường cũng được niêm phong không xét xử gì hết, do đó nhà tù cũng không tiếp nhận tù nhân mới.

    Có thể nói, đặc trưng văn hoá điển hình nhất của Tết Nguyên đán là nếp sống cộng đồng. Từ ngày 23 tháng chạp là ngày cúng Táo Quân mà dân gian quen gọi là đưa ông Táo về trời, người người nô nức đi chợ Tết và chợ Tết có thể coi là thước đo sự ấm no của mọi người, mọi nhà trong năm.

    Thức cúng ông Táo rất đơn giản, gồm: trà, rượu, gạo, muối, bánh, trái cây… nhà nào khấm khá hơn thì cúng thêm một con . Cúng xong, người ta rải gạo, muối ra xung quanh, cầu chúc những lời tốt lành cho năm mới. Lễ cúng đưa ông Táo về trời là một hành vi tượng trưng cho sự hướng tới đạo đức, hướng tới điều phúc trong năm.

    Đêm 30 Tết - đêm giao thừa (tháng thiếu là 29) là thời khắc thiêng liêng nhất, là sự bàn giao của đất - trời, sự bàn giao của các vị hành khiển năm cũ cho các vị hành khiển năm mới.

    Đúng 12 giờ đêm, người ta bày thức cúng ra cúng trời đất, tạ ơn đất trời. “Tống cựu nghinh tân”, tống đi những gì xui xẻo trong năm cũ, đón nhận những điều tốt đẹp cho năm mới. Không khí đêm giao thừa vừa tĩnh lặng vừa rộn ràng, vừa êm đềm, vừa sôi động, tạo cho con người những cảm giác vui tươi, tràn ngập niềm hân hoan đón mừng năm mới.

    Từ phút giao thừa, sự sống hồi sinh tới ngày 7 được coi là hoàn toàn hồi phục. Mồng bảy Tết là ngày khai hạ, hạ nêu coi như kết thúc Tết. Người ta làm lễ “khai ấn” các công thự quan lại và triều đình. Mọi sinh hoạt đời thường được xem là tiếp tục…

    Sáng mồng một, mọi người đều dậy sớm, người lớn thì lo sửa soạn đồ cúng, trẻ con thì nôn nao được mặc đồ mới và chờ tiền “lì-xì” nên chúng cũng dậy sớm theo. Thức cúng ngày Tết có: trà, mứt, bánh, kẹo, thịt, cá… đặc biệt là ở bàn thờ tổ tiên không thể thiếu mâm ngũ quả.

    Mâm ngũ quả có năm loại, thể hiện quan niệm theo triết lý phương Đông, nghĩa là năm yếu tố cấu tạo thành vũ trụ: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, còn gọi là Ngũ Hành. Mâm ngũ quả trong Nam thường có: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài mà theo quan niệm dân gian là: cầu sung vừa đủ xài. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càng quý, dâng lộc trời cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp, đầy nét nhân văn.

    Ngày Tết Nguyên đán, ngoài sự cúng lễ gia tiên là hệ trọng nhất, người trong nhà còn có cái lễ mừng tuổi cho nhau nữa. Người nhỏ tuổi mừng tuổi ông bà, chúc mừng thêm tuổi và chúc mọi sự tốt lành; còn người lớn tuổi thì mừng lại bằng cách “lì-xì” cho con cháu và cũng chúc mọi điều tốt.

    Ngày mồng hai hay mồng ba Tết, bà con quen thuộc thường đến thăm nhau, mừng tuổi, chúc tụng năm mới an khang thịnh vượng. Điều này làm thắt chặt thêm tính cộng đồng có từ xa xưa. Đi chợ Tết không chỉ để mua bán, vui chơi mà còn tìm đến “toạ độ tình cảm” của cộng đồng, du xuân không những là dịp để thưởng ngoạn và hoà đồng vào cái xuân thiên nhiên mà còn mở rộng tình cảm cộng đồng và mở lối cho tình cảm lứa đôi.

    Ngày nay, đất nước đang trên đường đổi mới, do đó có một số phong tục, tập quán cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Có một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện nay đã bị loại bỏ.

    Nhưng dù thế nào đi nữa, ngày Tết Nguyên đán vẫn là ngày Tết lớn nhất trong năm, mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của một nét đặc trưng bản sắc văn hoá Việt Nam. Và Tết Nguyên đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hoá nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh

      bởi Đỗ Thiên Phú 05/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON