Tả 1 ngày mưa trong tháng hè
tả 1 ngày mưa trong tháng hè
Trả lời (1)
-
Mưa mùa hạ đến rồi đi bất chợt mang theo không khí mát dịu, trong trẻo xóa tan nắng hè đổ lửa. Kỷ niệm ùa về. Cơn mưa đầu mùa mang đến mùa màng bội thu, nhưng có lúc lại lấy đi đồng lúa đang thì của người nông dân khắc khổ.
Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ.
Tôi lao xe vào quán cóc bên đường, vừa để tránh mưa, vừa để hưởng cái ngọt lành, mát mẻ của mưa đầu mùa. Cái quán nhỏ đã chật cứng người. Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Và trời càng sầm sì báo hiệu trận mưa dài. Phải chăng, đã lâu không được trút xuống nhân gian nguồn nước vô tận, mà hôm nay mưa càng xối xả!
Nhấp ngụm trà nóng. Tôi suy nghĩ miên man chờ mưa tạnh. Trong mớ suy tưởng hỗn độn, nhộn nhạo không đầu không cuối, một chút lắng đọng... những trận mưa quê của tuổi thơ chợt ùa về, hiện lên trong tôi rõ ràng, trong sáng và đẹp như cổ tích.
Quê tôi ở vùng văn hoá Kinh Bắc. Cũng như bao làng quê Bắc Bộ khác, trồng lúa nước là công việc chính. Những việc mua, bán, sắm sửa, làm nhà, cưới hỏi... đều trông vào hạt thóc, hạt gạo, và một chút khoai sắn, con gà, con lợn. Chăn nuôi, trồng trọt, bên cạnh bàn tay chăm bón, săn sóc của con người, thì việc nắng, việc mưa đóng vai trò quan trọng.
Tôi còn nhớ, mỗi lần khi trời đất vào độ tháng tư âm lịch, lúc những đồng lúa đang độ sung mãn nhất, hay như người ta thường gọi: lúa đang thì con gái, bà tôi và người dân quê lại ngày đêm mong chờ một trận mưa rào. Chỉ cần một trận mưa thôi, sáng hôm sau thức dậy đi thăm lúa, thật kỳ diệu, cả đồng lúa trở nên xanh mướt, những nụ đòng đòng tách ra khỏi lá vươn thẳng lên trời cao, để lộ những bông lúa non căng mẫm.
Người dân quê tôi chắc mẩm: năm nay chắc được mùa to! Trận mưa rào đầu hạ đối với người nông dân quý giá biết nhường nào.
Nhưng có đợt, khi đồng lúa đang trổ đòng đòng, trời không phù hộ mang mưa kéo dài đến cả tuần. Mưa lâu khiến bà tôi ăn không ngon ngủ không yên... vì mấy sào ruộng sẽ ngập đầy nước.
Mưa... nước đọng tràn trề. Nước ở mương con tràn vào đồng. Con mương cái ngày thường to là thế, vậy mà cũng không đủ lớn để thoát nước nhanh ra sông. Mưa mãi rồi cũng tạnh.
Hàng ngày, bà tôi, những người dân quê tôi đứng trên bờ ruộng buồn rầu, ngao ngán nhìn đồng lúa ngập trắng nước. Những ruộng lúa ngâm cả tuần trời trong nước đang thối dần. Một năm thất bát được báo trước. Tiếc của, nhiều người xắn quần, xắn áo dầm mình xuống đồng múc nước đổ đi, và cố chọn những cây lúa còn xanh, nâng niu trong tuyệt vọng. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò, khắc khổ của những người nông dân quanh năm vất vả.
Người lớn khổ sở là thế, ấy vậy mà lũ trẻ con chúng tôi vẫn vui mừng khôn xiết. Những ngày mưa, sau mỗi bữa cơm độn khoai sắn, hôm nào chúng tôi cũng mang rổ, mang dậm ra chặn đầu dòng nước để bắt cá. Chờ một lúc, quãng mười phút, nhấc lên, những con cá rô, cá giếc ngửa cái bụng trăng trắng nhẩy nhót trong rổ. Cả lũ cười hả hê, khoái trá...
Tiếng chuông điện thoại vang lên làm đứt đoạn dòng hoài niệm. “Anh có bị ướt không?”... Lời hỏi thăm ân cần của người bạn khiến tôi thấy lòng ấm áp... “Cậu về đi chứ, mưa kiểu này thì lâu tạnh lắm”, bà chủ quán vừa sốt ruột cho tôi, vừa ngán ngẩm.
Tôi lao ra đường, trong nháy mắt quần áo ướt sũng. Lạ thay, cái lạnh biến đi đâu hết, thay vào đó là sự mát mẻ, sáng khoái, có cảm giác những bụi bẩn, nhọc nhằn, toan tính... đã được mưa gột rửa. Lòng lại trắng trong, nguyên sơ như thuở nào; mà chắc không chỉ riêng tôi có cảm giác sảng khoái này. Mưa làm cho người nhẹ nhàng, “sạch sẽ” hơn. Mọi vật xung quanh như mới hơn, đáng yêu hơn. Những con đường đã hết bụi bặm. Những hàng cây được tắm mát. Những ao hồ ăm ắp nước sau mùa khô cạn...
Trong mưa, lẫn vào dòng người vội vã, hối hả, đẹp nhất, vô tư nhất có lẽ là những cô cậu học trò thủng thẳng cùng chiếc xe đạp thong dong trên đường. Những đôi xăng đan được bỏ vào giỏ xe làm lộ đôi chân trần trắng trẻo xinh xắn. Chốc chốc, các cô cậu lại vung tay té mưa, đùa giỡn, khúc khích cười. Những đôi chân thiên thần thi thoảng chìa ra khoả nước, vung vẩy...Có lẽ chỉ tuổi học trò ngịch ngợm, vô tư mới đủ sức để đùa giỡn trong mưa.
Qua tiếp một con phố nữa, mưa ngớt dần. Phóng mắt về phía xa xa, mặt trời ló rạng trên những vầng mây trắng. Muôn ngàn tia nắng túa ra làm cho không gian rực rỡ trở lại. Nắng, mưa mùa hạ đỏng đảnh, hay hờn giận như tâm tình thiếu nữ...
Mưa đến bất ngờ và đi cũng bất ngờ. Mưa hạ như cuộc tình nồng nàn tuổi học học trò chưa kịp nhung nhớ đã vội chia ly. Mưa hạ như hai kẻ yêu nhau gặp nhau lần nào cũng vội...
Mưa tạnh hẳn!
Không hiểu vô tình hay cố ý, từ đâu đó, hình như nơi ô cửa nhỏ, ai đó đã “tặng” cho tôi những lời ca mượt mà, đằm thắm, và day dứt trong bài hát Cỏ và mưa: Em cỏ khát anh mưa rào đầu hạ. Cỏ úa mưa run rẩy cỏ đang thì. Mưa rào đến rồi đi, ngơ ngác em xanh. Em cỏ khát anh mưa rào nơi nào. Ngày nắng chang em chờ chẳng thấy mưa...bởi Nguyễn Quỳnh 06/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời