YOMEDIA
NONE

Nêu các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

- Có mấy kiểu:

+ So sánh

+ Nhân hóa

+ Ẩn dụ

+ Hoán dụ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • *Các kiểu so sánh
    Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:
    a) So sánh ngang bằng
    Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.
    Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.
    VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)
    b) So sánh hơn kém
    Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…
    VD:
    Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
    Muốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại.
    VD:
    Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.
    Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.

    *Các kiểu nhân hoá
    Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
    + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
    VD:
    Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
    – Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?

    (Tô Hoài)
    + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
    VD :
    Muôn nghìn cây mía
    Múa gươm
    Kiến
    Hành quân
    Đầy đường

    (Trần Đăng Khoa)
    + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của thiên nhiên
    VD :
    Ông trời
    Mặc áo giáp đen
    Ra trận

    (Trần Đăng Khoa)
    + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
    VD :
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn rơi xuống đất ?
    Khăn thương nhớ ai
    Khăn vắt trên vai

    (Ca dao)
    Em hỏi cây kơ nia
    Gió mày thổi về đâu
    Về phương mặt trời mọc…

    (Bóng cây kơ nia)

    *Các kiểu ẩn dụ
    Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
    + Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
    VD:
    Người Cha mái tóc bạc
    (Minh Huệ)
    Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
    + Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
    VD:
    Về thăm quê Bác làng Sen
    Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

    (Nguyễn Đức Mậu)
    Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.
    + Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
    VD:
    Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
    Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
    + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
    VD:
    Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
    Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.

    (Tố Hữu)Hay:
    Đã nghe rét mướt luồn trong gió

    Đã vắng người sang những chuyến đò
    (Xuân Diệu)

    *Các kiểu hoán dụ

    Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

    + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

    + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

    + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

    + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

    Chúc bạn học tốt!ok

      bởi Lê Thị Huệ 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 7

      bởi nguyen tanh 16/03/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON