YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Các thành phần chính của câu

Soạn giúp mk bài Các thành phần chính của câu.haha

Giúp mk với mk cần gấp!!!!!!!!!banhqua

Giúp mk mình like cho !!!hihiCảm ơn trước !!!!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu 1: Nhắc lại tên các thành phần câu em đã được học ở bậc Tiểu học?

    Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:

    - Chủ ngữ

    - Vị ngữ

    - Trạng ngữ.

    Câu 2: Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:

    Chẳng bao lâu tôi trở thành một chàng dể thanh niên cường tráng.

    (Tô Hoài)

    Trả lờí:

    Chẳng bao lâu tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

    Trạng ngữ CN VN

    Câu 3: Thử lần lượt bỏ từng thành phần câu nói trên rồi rút ra nhận xét:

    - Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.

    - Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu?

    Trả lời:

    - Những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.

    - Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ.

    Câu 4: Nêu đặc điểm của vị ngữ:

    - Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào về phía trước?

    - Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?

    Trả lời:

    - Vị ngữ có thể kết hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới . .

    - Vị ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Làm gì?...

    Câu 5: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong những câu dẫn ở mục 2. II SGK.

    Trả lời:

    a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.

    b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ song, ồn ào, đông vui, tấp nập.

    c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.

    - Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ví dụ a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ví dụ c

    Câu 6: Đọc lại các câu vừa phân tích ở mục II SGK

    1. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, ưạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?

    2. Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi như thế nào?

    Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu đã dẫn ở mục I, II SGK Trả lời:

    Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) biểu thị những sự vật có hành động trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.

    Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con g/?,...

    Về mặt cấu tạo:

    - Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre; chợ Năm Căn; tre, nứa, mai, vầu)

    - Câu có thể có:

    + một chủ ngữ: tôi, chợ Năm Căn, cây tre

    + nhiều chủ ngữ: tre, nứa, mai, vầu.

      bởi Trần Hưng 09/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON