Hướng dẫn soạn Buổi học cuối cùng trong sách bài tập
Các bạn làm hết bài tập ngữ văn trong vở bài tập ngữ văn giúp mình với!!! !!!!! Ai làm hộ thì:
Trả lời (14)
-
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diền ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bàng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trá lòi:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-mc Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trá lời:
* Những điều khác là trên dường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chù nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hể bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng
có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đạc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diền biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trá lời:
* Ý nghi tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cà những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrầng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha- Tien và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrãng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha- men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trá lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng r'nrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nổ trot: chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng IÌÔ lề chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được ch' klìoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc dộng trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy ngliẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầ (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẩn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lòi:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn c’ tiếng nói dàn tộc ttrong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vò.,., nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phươni tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
bởi Nguyễn Tài 09/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 10 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xât dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.
Trả lời:
STT Tên gọi của nhân vật Nhân vật chính Nhân vật phụ
1 Ông lão x
2 Bà lão x
3 Nhà vua x
4 Sứ giả x
5 Thánh Gióng x
6 Bà con làng xóm x- Giải thích vì sao lại cho rằng nhân vật đó là nhân vật chính, những nhân vật khác là nhân vật phụ: Thánh Gióng là nhân vật chính vì mọi sự việc diễn ra đều xoay quanh nhân vật này, những nhân vật khác chỉ xuất hiện nhằm thúc đẩy sự việc.
- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo liên quan đến nhân vật chính:
+ Bà ướm thử chân mình vào vết chân to ngoài đồng, về nhà thụ thai
+ Đứa trẻ lên ba không biết nói, biết cười, biết đi, đặt đâu nằm đấy
+ Đứa bé bỗng dưng cất tiếng nói
+ Chú bé lớn nhanh như thổi
+ Chú bé vươn vai cao hơn trượng
+ Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 11,12 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a, Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
b, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắ để đánh giặc.
c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
đ, Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
e, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Trả lời:
a, Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:
- Dân tộc ta sớm phải chống giặc ngoại xâm
- Mọi người đều hăng hái chống giặc ngoại xâm, kể cả người rất trẻ
- Chú bé lên ba cũng có ý thức đánh giặc ngoại xâm.
b, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắm giáp sắt để đánh giặc:
- Thời ấy, dân ta đã biết chế tạo đồ sắt
- Có ngựa, roi. giáp sắt, Gióng sẽ hùng dũng hơn
- Chỉ có những vũ khí, trang bị ấy mới xứng với tầm vóc của người anh hùng
c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:
- Tinh thần đoàn kết dân tộc
- Tình làng nghĩa xóm sâu sắc
- Mọi người cùng chung ý chí chống ngoại xâm
d, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
- Đoàn kết tạo nên sức mạnh
- Sự lớn mạnh nhanh của dân tộc
- Sự căm ghét giặc ngoại xâm, lòng yêu nước tạo nên sức mạnh phi thường
đ, Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
- Dùng cả vũ khí hiện đại và vũ khí thô sơ để đánh giặc
- Sự sáng tạo khi gặp tình huống khó khăn
- Cây tre có vai trò quan trọng trong đời sống của người Việt
e, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
- Gióng không phải là người mà là thần thánh nên phải về trời
- Gióng đánh giặc với tinh thần vô tư, không màng danh lợi
- Gióng chỉ là ước mơ của nhân dân
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 12 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
Trả lời:
- Biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.
- Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 12 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử, theo em truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Trả lời:
Thông tin được đánh dấu sau đây có liên quan đến truyện Thánh Gióng:
- Nước ta sớm có những cuộc xâm lăng từ phương Bắc
- Dân ta sớm biết đoàn kết và chống giặc ngoại xâm
- Dân ta thời Hùng Vương đã biết chế tạo đồ sắt
- Đây là cuộc chiến tranh thôn tính của bộ lạc phía Bắc, giặc Ân là không có thật.
Câu 5 (Bài luyện tập 1 - trang 24 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 13 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
Trả lời:
a, Những trường hợp sau đây là hình ảnh đẹp nhất của Gióng trong tâm trí em:
- "Đứa bé...bỗng dưng cất tiếng nói"
- "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt"
- "Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc"
- "...tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời"
b, Lí do vì sao hình ảnh được chọn ở trên là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em: Vì những hình ảnh ấy mang tính biểu tượng cao, có nhiều ý nghĩa sâu sắc, tốt đẹp, càng làm cho hình ảnh của người anh hùng trong trí tưởng tượng của nhân dân trở nên thiêng liêng, đẹp đẽ.
Câu 6: Thánh Gióng là người anh hùng nhỏ tuổi. Trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay, có những người anh hùng nhỏ tuổi nào? Họ có xứng đáng nối tiếp truyền thống dân tộc mà khởi đầu là Thánh Gióng không? Vì sao?
Trả lời:
- Những người anh hùng nhỏ tuổi: Trần Quốc Toản, Lê Văn Tám, Kim Đồng (Nông Văn Dền), Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Hồ Văn Mên,...
- Những người anh hùng này đã tiếp nối vẻ vang truyền thống dân tộc mà người khởi đầu là Thánh Gióng.
- Họ đều đã dùng tuổi trẻ của mình để tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc, ở họ đều có tình yêu mãnh liệt đối với quê hương đất nước và tinh thần kiên cường, bất khuất.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 09/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Sự tích Hồ Gươm
Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 24 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Trả lời:
a,
- Giặc Minh: đô hộ nước ta, coi dân ta như cỏ rác.
- Chúng làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ vô cùng căm giận.
- Thế lực nghĩa quân còn non yếu.
- Nhiều lần nghĩa quân bị thua.
b, Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần, vì muốn nghĩa quân có thêm sức mạnh để đánh đuổi giặc Minh.
Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 24 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm thần có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Lê Thận kéo lưới lần thứ nhất thấy một thanh sắt.
- Lê Thận kéo lười lần thứ hai vẫn thấy thanh sắt ấy.
- Lê Thận kéo lưới lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới.
- Sự việc lặp lại tới ba lần, vì việc nhặt được thanh sắt chính là lưỡi gươm ấy là ý trời.
- Lê Lợi thấy thanh sắt sáng rực lên trong túp lều tối om của Lê Thận.
- Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa.
- Nhận xét thái độ của Lê Thận qua hai chi tiết:
+ "...nâng gươm lên ngang đầu": thái độ trân trọng, kính cẩn trước thanh gươm cũng như trước mệnh trời.
+ "Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công: thái độ tin tưởng, tuyệt đối trung thành với Lê Lợi.
b, Ý nghĩa của cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm thần:
- Cuộc kháng chiến của Lê Lợi thuận lòng dân, hợp ý trời.
- Trên rừng, dưới biển đều nhất trí đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.
- Cuộc kháng chiến của Lê Lợi là chính nghĩa
- Lê Lợi hành động theo ý trời.
Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 25 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.
Trả lời:
Những cụm từ thể hiện sức mạnh của gươm thần: tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía, uy thế...vang khắp nơi, xông xáo đi tìm giặc, có những kho lương mới chiếm được, mở đường cho họ đánh tràn ra mãi.
Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 26 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
a, Long Quân cho đòi gươm khi: Lê Lợi đã lên làm vua, giặc Minh đã bị đánh đuổi từ một năm trước.
b, Các động từ liên quan đến hành động đòi gươm và trả gươm:
- đòi gươm: nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, tiến về phía thuyền vua, há miệng đớp lấy, lặn xuống nước
- trả gươm: nâng gươm.
Câu 5: Vì sao truyện Sự tích Hồ Gươm lại thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc?
Trả lời:
Sự tích Hồ Gươm nói về việc vua Lê trả gươm cho Long Quân, chi tiết trả gươm này gắn với câu chuyện về cuộc tranh đấu giữ lấy hòa bình cho dân tộc vì thế truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
Câu 6 (trang 42 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 26 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời:
- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
a, Hình tượng Rùa Vàng trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy khác với Rùa Vàng trong Sự tích Hồ gươm như sau:
- Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy Rùa Vàng xuất hiện để trao nỏ thần cho An Dương Vương.
- Trong Sự tích Hồ Gươm, Rùa Vàng xuất hiện để đòi lại gươm.
b, Ý nghĩa của hình tượng Rùa Vàng:
- Là tổ tiên
- Là khí thiêng sông núi
- Tượng trưng cho nhân dân
c, Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho nhân dân.
Câu 7: Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm) là tên gọi có thật. Theo em, chuyện trả gươm có thật hay không? Điều này có liên quan gì đến đặc trưng thể loại truyền thuyết?
Trả lời:
- Chuyện trả gươm không có thật.
- Điều này là một đặc trưng của thể loại truyền thuyết: thường có những yếu tố tưởng tượng kì ảo.
Câu 8 (Bài luyện tập 1 - trang 43 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 27 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam.
Trả lời:
Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần:
- Trao nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng của đất nước, dân tộc.
- Khẳng định sự nghiệp đang được thực hiện là thuận ý trời, hợp lòng người.
- Thể hiện sự đoàn kết, nhất trí để hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
- Tể hiện tính chất chính nghĩa của sự nghiệp đang thực hiện.
- Trao quyền lực để thực hiện sự nghiệp.
Câu 9 (Bài luyện tập 2 - trang 43 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 27 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Trả lời:
Tác giả dân gian không để Lê Lợi không được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì điều này thể hiện sự thống nhất dân tộc, miền xuôi lẫn miền ngược trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
Câu 10 (Bài luyện tập 3 - trang 43 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 27 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Trả lời:
Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa, ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi:
- Không thấy được thắng lợi huy hoàng (giải phóng dân tộc) của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Không giải thích được tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Câu 1 (Bài tập 1 - trang 38-39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 21 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, thủy Tinh đã làm:
- Vua Hùng:
- Mị Nương:
- Sơn Tinh:
- Thủy Tinh:
a, Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
c, Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?
- Vua Hùng kén rể
- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Bài ca chiến công của Sơn Tinh
Trả lời:
Những việc mà các nhân vật trong truyện đã làm:
- Vua Hùng: tổ chức kén rể cho công chúa và đưa ra yêu cầu về sính lễ
- Mị Nương: cùng Sơn Tinh về núi
- Sơn Tinh: đem lễ vật đến và rước Mị Nương về, ngăn chặn sự tấn công của Thủy Tinh
- Thủy Tinh: dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh
a, Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
- Vua Hùng, Mị Nương: là các nhân vật phụ, đóng vai trò thúc đẩy tình tiết của câu chuyện.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh: là các nhân vật chính, hành động từ đầu đến cuối tác phẩm, là biểu trưng cho ý nghĩa của câu chuyện.
b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
Sơn Tinh, Thủy Tinh đều là những vị thần tài giỏi, có sức mạnh vô song, một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Hai người đều cùng đến cầu hôn công chúa Mị Nương, con gái của vua Hùng Vương thứ mười tám. Nếu ai có thể mang được sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến sẽ được nhà vua gả công chúa cho. Hôm sau Sơn Tinh mang sính lễ đến sớm hơn và rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, phải chịu thua. Từ đó, thù oán sâu nặng, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
c, Tên của truyện được gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì nó được đặt theo tên hai nhân vật chính của truyện.
Gọi tên truyện là Vua Hùng kén rể không thích hợp vì chi tiết vua Hùng kén rể chỉ là chi tiết dẫn dắt của truyện, không phải là sự kiện chính.
Gọi tên truyện là Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh không thích hợp vì Vua Hùng và Mị Nương trong câu chuyện này là những nhân vật phụ.
Gọi tên truyện là Bài ca chiến công của Sơn Tinh không thích hợp vì đó chỉ là một phần ý nghĩa của truyện, truyện còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa khác.
Câu 2: Người ta hiểu sự việc trong văn tự sự là những hành động làm nảy sinh các sự việc khác, làm thay đổi và bộc lộ tính cách nhân vật. Em hãy chỉ ra các sự việc như vậy trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời:
Các sự việc có tác dụng làm thay đổi và bộc lộ tính cách nhân vật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là:
- Vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương và đề ra yêu cầu về sính lễ.
- Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và được rước Mị Nương về núi.
Câu 3 (Bài tập 2, trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 23 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?
Trả lời:
Bài làm: Một lần không vâng lời
Mỗi chúng ta lúc bé đều có ít nhất một lần không vâng lời bố mẹ và khiến chúng ta thấy hối hận. Sau đây tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của tôi. Bố mẹ luôn dặn tôi mỗi khi đá bóng hay vui chơi đều phải chơi ở trong sân nhà hoặc những nơi an toàn. Nhưng vì vốn ham chơi nên một lần tôi cùng nhóm bạn trong xóm rủ nhau ra đường chơi đá banh. Chúng tôi nghĩ đang là buổi trưa nên sẽ không có xe cộ qua lại. Chúng tôi chơi rất vui, ai cũng đầm đìa mồ hôi. Đúng lúc chúng tôi đang chơi thì có một chiếc xe máy lao rất nhanh qua, tôi và hai bạn khác bị ngã, tôi bị gãy chân. Tôi vừa đau vừa sợ. Bố mẹ nhận được tin thì nhanh chóng đưa tôi đi viện, mẹ tôi vừa đi vừa khóc, hỏi tôi có bị đau không. Bố mẹ không hề mắng tôi. Lúc ấy tôi cảm thấy hối hận vô cùng, nhìn thấy bố mẹ lo lắng, bản thân mình thì bị thương, không thể vui đùa cùng bạn bè được nữa. Từ sau lần ấy, tôi không bao giờ ra đường chơi đá banh nữa, vâng lời bố mẹ hơn vì bố mẹ lúc nào cũng muốn những điều tốt đẹp cho tôi.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Câu 1 (trang 29 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
(2) Kể chuyện về một người bạn tốt
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đổi mới
(6) Em đã lớn rồi
Trả lời:
a, Các đề văn không có từ "kể" vẫn có thể là đề văn tự sự vì đề văn đã nêu ra một chủ đề, một phạm vi nội dung cho câu chuyện.
b, Từ, cụm từ trung tâm trong mỗi đề:
+ Đề 1: kể, câu chuyện em thích
+ Đề 2: kể, một người bạn tốt
+ Đề 3: kỉ niệm, ngày thơ ấu
+ Đề 4: ngày sinh nhật, của em
+ Đề 5: quê em, đổi mới
+ Đề 6: em, lớn
c, Các đề kể về người:
- (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
- (2): Kể chuyện về một người bạn tốt
- (3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
- (4) Ngày sinh nhật của em
- (6) Em đã lớn rồi
Các đề kể về sự việc:
- (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
- (5) Quê em đổi mới
Câu 2 (trang 30 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em"
Trả lời:
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em định kể (em đã đọc được câu chuyện đó ở đâu hay được nghe ai kể lại). Khẳng định đó là một câu chuyện rất hay, rất ý nghĩa và em rất thích câu chuyện đó.
Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em
- Mở đầu câu chuyện (câu chuyện bắt đầu như thế nào, có thể giới thiệu nhân vật chính của câu chuyện ấy,...)
- Kể ra các sự việc chính của câu chuyện mà em đang kể
+ Sự việc thứ nhất
+ Sự việc thứ hai
+ Sự việc thứ ba
......
- Kết thúc câu chuyện (câu chuyện kết thúc ra sao, có thể nói thêm lý do vì sao em hài lòng với cách kết thúc ấy,...)
Kết bài: Nêu bài học sâu sắc mà câu chuyện đã để lại trong em.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Sọ Dừa
Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 32 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội xưa?
Trả lời:
a, Những chi tiết chứng tỏ sự ra đời khác thường của Sọ Dừa:
- Hoàn cảnh gia đình: gia đình nghèo, bố mẹ phải đi ở cho phú ông, tới ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.
- Thụ thai khác thường: người vợ uống nước mưa trong cái sọ dừa bên gốc cây to rồi có mang.
- Khi sinh ra cũng khác thường: bà sinh ra đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa.
b, Qua việc kể về Sọ Dừa, nhân dân muốn:
- Muốn nói về một sự bất hạnh
- Muốn thể hiện một tình thương
- Muốn gây sự chú ý cho người nghe (người đọc)
c, Nhân dân muốn chú ý đến những con người như:
- Những người bất hạnh
- Những người nghèo khổ
Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 32 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật?
Trả lời:
a, Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa:
- Sọ Dừa thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.
- Sọ Dừa chuẩn bị đủ hết tất cả những sính lễ mà phú ông yêu cầu.
- Sọ Dừa đỗ trạng nguyên.
- Sọ Dừa khi chia tay vợ đã đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để phòng khi cần đến.
Xác nhận quan hệ nào là phù hợp:
- Xấu và đẹp
- Dị dạng và hài hòa
- Vô tích sự và có ích
- Bất tài và tài năng
b, Nhận xét của em về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật:
Hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau. Bề ngoài kì lạ và dị dạng, không phải là con người, trông rất xấu xí nhưng nhân vật lại vô cùng tài năng, thông minh, giàu tình yêu thương, đó là một phẩm chất đẹp đẽ, đáng quý.
Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 33 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út?
Trả lời:
a, Lí do quan trọng nhất khiến cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa:
- Sọ Dừa không phải là người phàm trần
- Cô thương Sọ Dừa nghèo
- Cô thấy Sọ Dừa chăm chỉ làm việc
b, Những từ chỉ phẩm chất của cô là: tốt bụng, hiền lành, chân thật, thông minh.
Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 34 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì?
Mơ ước của người lao động:
- Mơ ước thiện thắng ác
- Mơ ước gia đình hạnh phúc
- Mơ ước tình yêu tự do
Câu 5. Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người hay chỉ là sự thể hiện tình thương đối với con người bất hạnh? Vì sao?
Trả lời:
Truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người chứ không chỉ là sự thể hiện tình thương đối với con người bất hạnh bởi vì đây là câu chuyện thuộc kiểu người mang lốt vật, truyện luôn nhằm tập trung làm bật nổi phẩm chất ẩn bên trong hình hài dị dạng của nhân vật.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Thạch Sanh
Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
a, Những chi tiết mà em cho là khác thường trong sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
- Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của cặp vợ chồng tuổi già, nghèo khó.
- Người mẹ có mang nhưng qua mấy năm mà không sinh nở, mãi về sau mới sinh được một cậu con trai.
b, Những trường hợp được đánh dấu sau phù hợp với điều mà nhân dân muốn thể hiện qua việc kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
- Để cho câu chuyện thêm li kì
- Muốn ca ngợi Thạch Sanh ngay từ đầu câu chuyện
- Tin rằng những điều li kì là có thật
- Báo hiệu cuộc đời của Thạch Sanh không phải một cuộc đời bình thường
Câu 2 (trang 66 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
Trả lời:
a, Những thử thách mà Thạch Sanh đã phải trải qua trước khi được kết hôn với công chúa.
- Giết chằn tinh
- Chiến đấu với đại bàng để cứu công chúa
- Bị Lí Thông lừa bỏ lại ở hang của đại bàng và cướp công
- Bị hồn chằn tinh và đại bàng vu oan
b, Những trường hợp được đánh dấu sau phù hợp với phẩm chất mà Thạch Sanh đã bộc lộ qua những lần thử thách:
- Hiền lành
- Thật thà
- Thương người
- Chịu khó
- Dũng cảm
- Biết chịu đựng
- Có ý chí và nghị lực cao
Câu 3 (trang 66 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này.
Trả lời:
Tính cách Thạch Sanh Lí Thông
Hiền lành x
Gian xảo x
Thật thà x
Tham lam x
Hèn nhát x
Giết chằn tinh x
Lừa lọc x
Cứu công chúa x
Giết Thạch Sanh x
Cướp công xCâu 4 (trang 67 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
Trả lời:
a, Ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn:
- Thể hiện lòng yêu hòa bình của nhân dân
- Tiếng đàn phản đối chiến tranh
- Tiếng đàn kêu gọi hòa bình
- Tiếng đàn thể hiện ước mơ công lý
- Tiếng đàn có ý nghĩa giải oan
- Tiếng đàn vạch mặt kẻ gian phi
- Tiếng đàn nói lên lòng trung thực
b, Ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần:
- Thể hiện lòng nhân đạo
- Thể hiện ước mơ về sự sung túc, no đủ
- Đề cao sức mạnh quốc gia, dân tộc
Câu 5 (trang 67 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Thảo luận: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ.
Trả lời:
Xu hướng chung của kết thúc truyện cổ tích:
- Ước mơ công lí
- Ước mơ hạnh phúc
- Ước mơ đổi đời
- Ước mơ về sự đền bù cho những người bị thiệt thòi
- Chân lí thiện thắng ác
- Thể hiện triết lí "ở hiền gặp lành"
Câu 6. Truyện Thạch Sanh kể về chàng dũng sĩ hay kể về nạn nhân (bị lừa đảo, bị cướp công, bị sát hại)? Vì sao?
Trả lời:
Truyện Thạch Sanh kể về chàng dũng sĩ với những phẩm chất tốt đẹp. Những hoạn nạn mà Thạch Sanh gặp trong truyện chỉ là thử thách để Thạch Sanh bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình chứ đó không phải là nội dung trọng tâm trong truyện này.
Câu 7. Hãy so sánh Thạch Sanh với Sọ Dừa để làm rõ những điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật này.
Trả lời:
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Em bé thông minh
Câu 1 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
Trả lời:
- Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến.
- Tác dụng của hình thức này: đưa ra tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh của mình.
Câu 2 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
Trả lời:
- Tóm tắt nội dung mỗi lần thử thách bằng một câu ngắn:
+ Quan hỏi cha cậu bé mỗi ngày trâu cày được mấy đường, cậu bé hỏi lại quan mỗi ngày ngựa của quan đi được mấy bước.
+ Vua sai dân làng nuôi ba con trâu đực tới năm sau thì thành chín con, cậu bé bèn khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.
+ Vua sai sứ giả mang con chim sẻ bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn, em bé mang cho sứ giả cây kim tâu với đứa vua rèn thành một con dao xẻ thịt chim.
+ Sứ giả muốn ta xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột con ốc vặn dài và rỗng hai đầu, em bé hát bài đồng dao giúp cho vua giải được câu đố của sứ thần.
- Thử thách sau có khó hơn lần trước. Lần đầu là thử thách của vị quan, sau đó là thử thách của nhà vua và cuối cùng là thử thách của sứ giả, gắn với bộ mặt của quốc gia. Đặt ra thử thách như thế thì trí thông minh của em bé mới được khẳng định một cách rõ ràng và chắc chắn.
Câu 3 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải thích những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Trả lời:
- Em bé đã dùng nhưng cách sau đây để giải những câu đố:
+ Hỏi vặn lại xem ngựa của quan một ngày đi được mấy bước.
+ Khóc lóc với vua rằng cha không chịu đẻ em bé và nhờ vua phân xử.
+ Đưa cho sứ giả cây kim và tâu với đức vua rèn thành con dao để xẻ thịt chim.
+ Buộc chỉ ngang lưng con kiến càng, bôi mỡ vào một bên vỏ ốc để kiến chui sang.
- Những cách ấy lý thú ở chỗ:
+ Ba câu đố đầu tiên: Dựa vào sự vô lý ở câu đố, dùng chính sự vô lý ấy để vặn lại người đố khiến người đố công nhận.
+ Câu đố cuối cùng: Hiểu được đặc tính của loài kiến và lợi dụng kích thước nhỏ của kiến để giúp xâu sợi dây xuyên qua ruột con ốc vặn.
Câu 4 (trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 42 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.
- Trí thông minh trong truyện là của một em bé chừng bảy, tám tuổi, là con của một người nông dân ở một làng quê nọ, thuộc tầng lớp nhân dân trong xã hội xưa.
- Truyện hàm ý ca ngợi.
- Truyện này không nói đến chân lý thiện thắng ác, không giống như Thạch Sanh và Sọ Dừa.
→ Truyện ca ngợi sự thông minh và trí khôn của em bé, thông qua đó ca ngợi sự thông minh và trí khôn của dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
Câu 5. Những chi tiết nào trong truyện làm em bật cười? Tại sao em cười?
Trả lời:
- Những chi tiết gây cười:
+ Em bé vặn hỏi ngựa của quan một ngày đi được mấy bước.
+ Em bé khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.
+ Em bé muốn rèn cây kim thành con dao.
- Lí do: Đây là những yêu cầu vô lý, hoang đường, không thể thực hiện được, quan trọng hơn là em bé đã dùng sự vô lý để đáp lại sự vô lý trong câu đố mà người khác đưa ra.
Câu 6. Trí thông minh của em bé bắt nguồn từ đâu (dựa trên cơ sở nào)? Điều đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Trí thông minh của em bé bắt nguồn từ kinh nghiệm trong đời sống lao động hằng ngày, đó là trí khôn dân gian.
- Điều đó thể hiện sự ca ngợi đối với trí khôn của nhân dân lao động.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Luyện nói kể chuyện
Tự kể về mình và gia đình mình
- Tham khảo bài nói tự giới thiệu về mình trong SGK trang 78
- Chọn một đề bài trong số đề bài đã cho
+ Tự giới thiệu về bản thân
+ Giới thiệu về người bạn mà em quý mến
+ Kể về gia đình mình
+ Kể về một ngày hoạt động của mình
- Lập dàn bài luyện nói kể chuyện
Dàn bài
Mở bài: Giới thiệu người (những người) mà em muốn kể (đó là ai, có quan hệ như thế nào đối với em) và khẳng định rằng em rất yêu quý người đó.
Thân bài:
- Giới thiệu tên, tuổi, nơi sinh sống, công việc hiện tại của người mà em kể về.
- Miêu tả khái quát ngoại hình của người đó.
- Nói về tính cách của người đó.
- Kể lại một cách ngắn gọn những câu chuyện liên quan đến người mà em kể, do em chứng kiến, tham gia hoặc được nghe kể lại.
Kết bài: Khẳng định tình cảm của bản thân.
Đoạn văn
Người mà em sẽ kể sau đây là một người bạn thân của em từ năm lớp 1, bạn tên là Linh. Linh học chung lớp với em từ năm lớp 1, Linh có mái tóc dài, nước da hơi ngăm đen nhưng nụ cười lại rất có duyên. Linh rất thân thiết với em, em và Linh đi đâu cũng có nhau, từ đi học cho tới đi ngoại khóa hay đi chơi. Có một lần em đi xe bị ngã gãy tay, phải bó bột. Một khoảng thời gian sau đó, ngày nào Linh cũng qua đèo em đi học rồi lại chở em về. Có hôm em bị mệt, còn bị chảy máu cam, Linh đã xin phép cô giáo đưa em xuống phòng y tế và chăm sóc em đến khi em khỏe lại. Nếu em có chuyện buồn, Linh luôn là người bạn ở bên cạnh chia sẻ cùng. Người bạn như Linh vô cùng đáng quý, em cảm thấy mình thật may mắn khi có người bạn thân như vậy.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Câu 1 (Bài tập 1 - trang 38-39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 21 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, thủy Tinh đã làm:
- Vua Hùng:
- Mị Nương:
- Sơn Tinh:
- Thủy Tinh:
a, Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
c, Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu đổi bằng các tên sau có được không?
- Vua Hùng kén rể
- Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Bài ca chiến công của Sơn Tinh
Trả lời:
Những việc mà các nhân vật trong truyện đã làm:
- Vua Hùng: tổ chức kén rể cho công chúa và đưa ra yêu cầu về sính lễ
- Mị Nương: cùng Sơn Tinh về núi
- Sơn Tinh: đem lễ vật đến và rước Mị Nương về, ngăn chặn sự tấn công của Thủy Tinh
- Thủy Tinh: dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh
a, Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
- Vua Hùng, Mị Nương: là các nhân vật phụ, đóng vai trò thúc đẩy tình tiết của câu chuyện.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh: là các nhân vật chính, hành động từ đầu đến cuối tác phẩm, là biểu trưng cho ý nghĩa của câu chuyện.
b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính.
Sơn Tinh, Thủy Tinh đều là những vị thần tài giỏi, có sức mạnh vô song, một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm. Hai người đều cùng đến cầu hôn công chúa Mị Nương, con gái của vua Hùng Vương thứ mười tám. Nếu ai có thể mang được sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến sẽ được nhà vua gả công chúa cho. Hôm sau Sơn Tinh mang sính lễ đến sớm hơn và rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, phải chịu thua. Từ đó, thù oán sâu nặng, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
c, Tên của truyện được gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì nó được đặt theo tên hai nhân vật chính của truyện.
Gọi tên truyện là Vua Hùng kén rể không thích hợp vì chi tiết vua Hùng kén rể chỉ là chi tiết dẫn dắt của truyện, không phải là sự kiện chính.
Gọi tên truyện là Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh không thích hợp vì Vua Hùng và Mị Nương trong câu chuyện này là những nhân vật phụ.
Gọi tên truyện là Bài ca chiến công của Sơn Tinh không thích hợp vì đó chỉ là một phần ý nghĩa của truyện, truyện còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa khác.
Câu 2: Người ta hiểu sự việc trong văn tự sự là những hành động làm nảy sinh các sự việc khác, làm thay đổi và bộc lộ tính cách nhân vật. Em hãy chỉ ra các sự việc như vậy trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời:
Các sự việc có tác dụng làm thay đổi và bộc lộ tính cách nhân vật của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là:
- Vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương và đề ra yêu cầu về sính lễ.
- Sơn Tinh mang sính lễ đến trước và được rước Mị Nương về núi.
Câu 3 (Bài tập 2, trang 39 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 23 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật của em là ai?
Trả lời:
Bài làm: Một lần không vâng lời
Mỗi chúng ta lúc bé đều có ít nhất một lần không vâng lời bố mẹ và khiến chúng ta thấy hối hận. Sau đây tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của tôi. Bố mẹ luôn dặn tôi mỗi khi đá bóng hay vui chơi đều phải chơi ở trong sân nhà hoặc những nơi an toàn. Nhưng vì vốn ham chơi nên một lần tôi cùng nhóm bạn trong xóm rủ nhau ra đường chơi đá banh. Chúng tôi nghĩ đang là buổi trưa nên sẽ không có xe cộ qua lại. Chúng tôi chơi rất vui, ai cũng đầm đìa mồ hôi. Đúng lúc chúng tôi đang chơi thì có một chiếc xe máy lao rất nhanh qua, tôi và hai bạn khác bị ngã, tôi bị gãy chân. Tôi vừa đau vừa sợ. Bố mẹ nhận được tin thì nhanh chóng đưa tôi đi viện, mẹ tôi vừa đi vừa khóc, hỏi tôi có bị đau không. Bố mẹ không hề mắng tôi. Lúc ấy tôi cảm thấy hối hận vô cùng, nhìn thấy bố mẹ lo lắng, bản thân mình thì bị thương, không thể vui đùa cùng bạn bè được nữa. Từ sau lần ấy, tôi không bao giờ ra đường chơi đá banh nữa, vâng lời bố mẹ hơn vì bố mẹ lúc nào cũng muốn những điều tốt đẹp cho tôi.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Ếch ngồi đáy giếng
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 49 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): a, Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
Trả lời:
- Liệt kê chi tiết nói về môi trường sống của ếch, gạch dưới những chi tiết làm cho ếch kiêu căng, tưởng mình như một vị chúa tể:
+ Sống lâu ngày trong giếng
+ Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ luôn hoảng sợ trước tiếng kêu ồm ộp của nó
b, Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, vì: Nó sống lâu trong cái giếng bé nhỏ và chỉ có nó là loài vật có tiếng kêu lớn nhất, là loài vật to nhất nên nó làm tưởng nó là vị chúa tể.
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 49 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Do đâu ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp?
Trả lời:
Ếch bị trâu giẫm bẹp vì quen thói kiêu căng, nghênh ngang đi lại, kêu ồm ộp, nhâng nháo đưa mắt lên nhìn trời không thèm để ý đến xung quanh.
Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 49 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
Trả lời:
a, - Không nên chủ quan, phải nhìn nhận vấn đề từ phía khách quan:
+ Không nên kiêu căng coi thường mọi người xung quanh
+ Kiến thức hạn hẹp thì không thể nhìn xa trông rộng được
+ Cần phải học hỏi để mở rộng sự hiểu biết
b, Ý nghĩa của bài học đó:
Giúp con người nhận ra được một bài học quý giá trong đời sống: Con người không bao giờ là hoàn hảo, vì thế phải luôn cố gắng học hỏi, nếu tự thỏa mãn với những gì mình có, kiêu căng thì sẽ nhận được kết cục xấu.
Câu 4. Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" để nói về thái độ khiêm tốn trong học tập của mình. Theo em, cách sử dụng như thế có đúng không?
Trả lời:
- Trong học tập, người học cần phải như ếch ngồi đáy giếng.
- Không thể sử dụng thành ngữ này theo cách ấy.
Câu 5 (Bài luyện tập 2* - trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 50 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".
Trả lời:
- Học sinh tự cho rằng mình đã giỏi rồi, không cần học nữa.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Thầy bói xem voi
Câu 1 (trang 103 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 50 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phê phán về voi. Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
Trả lời:
- Mỗi thầy bói chỉ sợ con voi có một lần và chỉ sờ một bộ phận của voi.
- Khi phê phán về voi, các thầy bói phán theo ý kiến chủ quan của mình, tưởng tượng con voi theo những thứ quen thuộc mà các thầy biết.
- Khi phán, các thầy đều rất chắc chắn và tự cho là mình đúng.
Câu 2 (trang 103 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?
Trả lời:
Sai lầm của năm thầy bói là chỉ sờ một bộ phận của voi mà không sờ những bộ phận khác, cũng không chịu lắng nghe ý kiến của những người còn lại.
Câu 3 (trang 103 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện ngụ ngon Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
Trả lời:
- Không nên nhìn sự vật, sự việc một cách phiến diện
- Không nên chỉ thấy cây mà không thấy rừng
- Mọi người nên kết hợp với nhau khi cùng xem xét một sự vật, hiện tượng
Câu 4 (Bài luyện tập - trang 103 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Kể một số ví dụ của em hoặc của các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu "Thầy bói xem voi" và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
Trả lời:
- Khi gặp một người bạn mới, chỉ vì thấy bạn ấy ít nói mà em đã ghét bạn vì nghĩ bạn kiêu căng, khó gần nhưng thực ra đó là một người bạn rất tốt bụng.
- Khi nhìn thấy một người xăm trổ đứng cạnh một bạn nam sinh đang bị ngã xe đạp em liền nghĩ là do người có hình xăm đang bắt nạt bạn nam kia, nhưng do bạn nam bị ngã nên người đó mới tới để giúp đỡ.
Câu 5. Theo em, một thầy bói (không nhìn thấy sự vật) có cách nào khắc phục được sai lầm như đã nêu trong truyện ngụ ngôn này?
Trả lời:
- Thầy bói có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh, nhờ người khác mô tả lại giúp mình.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 1 (trang 116 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 57 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng.
Trả lời:
+ Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng là: Lão Miệng được hưởng hết những cái ngon lành do những người còn lại đưa đến trong khi những người ấy thì phải chịu khổ cực.
+ Lí do: Lâu nay lão Miệng chỉ ngồi ăn không còn cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai phải quần quật làm việc.
Câu 2 (trang 116 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 57 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thẻ người như một tổ chức, một động đồng mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Trả lời:
- Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
- Mỗi thành viên trong cộng đồng phải biết tôn trọng các thành viên khác và phải được tôn trọng, mỗi người đều có một nhiệm vụ riêng.
Câu 3. Truyện đặt ra vấn đề thân phận: Mỗi người cần biết sống an phận với công việc của mình, không nên đấu tranh để thay đổi nó. Điều đó có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Điều này không đúng, bởi vì đó là xu hướng tiêu cực. Dân gian khi viết nên câu chuyện ngụ ngôn này là nhằm muốn mọi cá thể trong cộng đồng phải biết kết nối với nhau để tất cả mọi người cùng có lợi, để cho cộng đồng ấy vững mạnh hơn.
Câu 4 (Bài luyện tập - trang 116 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 58 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Trả lời:
a, Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo huyện con người, nhằm khuyên nhủ răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b, Những truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (2) Báo cáo sai phạm -
Lợn cưới áo mới
Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 63 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Em hiểu thế nào về tính khoe của? Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống như thế nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao? Từ cưới (lợn cưới) có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi không?
Trả lời:
a, Khoe của là làm mọi cách để người khác biết mình có của.
b, Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống đi tìm con lợn bị sổng.
c, Từ cưới không phải là từ thích hợp để chi con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người được hỏi. Vì: nó không phục vụ được cho mục đích tìm lại con lợn.
Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 64 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta.
Trả lời:
a, Những cụm từ nói lên mức độ thích khoe của của anh có áo mới: liền đem ra mặc, đứng hóng ở cửa, đợi, đứng mãi tư sáng đến chiều, tức lắm.
b, Khi gặp anh đi tìm lợn, anh có áo mới có cử chỉ: giơ ngay vạt áo ra.
c, Cử chỉ đó không phù hợp với yêu cầu của người hỏi, vì nó không liên quan đến vấn đề được hỏi.
d, Yếu tố thừa trong câu trả lời của anh có áo mới là: từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
Câu 3 (trang 127 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 64 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc truyện Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười?
Trả lời:
Cả hai nhân vật đều tìm cách để khoe của với người con lại. Câu chuyện gây cười ở những cử chỉ thừa, những yếu tố thừa trong lời nói và hành động của hai nhân vật. Mặc dù nói chuyện với nhau những mỗi người đều chỉ chăm chăm khoe ra cái mà mình có.
Câu 4 (trang 127 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 64 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới.
Trả lời:
Đối tượng phê phán của truyện: những người có tính hay khoe của.
Câu 5. Theo em, người hay khoe những điều tốt đẹp của mình với người khác có phải là xấu không? Tại sao trong trường hợp này, người khoe lại bị phê phán?
Trả lời:
Những người hay khoe những điều tốt đẹp của mình với người khác không phải là xấu. Nhưng ở trường hợp này, người khoe lại bị phê phán vì họ khoe không đúng bối cảnh, không đúng thời điểm.
bởi ミ★Bạch Kudo★彡 10/01/2019Like (1) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời