YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn bài Phó từ

Soạn giùm mk bài phó từ nha ! Ai làm nhanh mk tick

khocroikhocroikhocroi

Cần gấp!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • I. Phó từ là gì?
    Câu 1:

    – Các cụm từ: đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố, vẫn chưa thấy có người nào, thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng.

    – Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra (những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng.


    Câu 2: Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.


    II. Phân loại phó từ
    Câu 1:

    – Các phó từ: lắm (1); đừng, vào (2); không, đã, đang (3).

    – Các cụm từ chứa phó từ: chóng lớn lắm; đừng trêu vào; không trông thấy; đã trông thấy; đang loay hoay.

    – Xác định các từ trung tâm của cụm: chóng, trêu, trông thấy, loay hoay.
    Câu 2:
    Căn cứ vào vị trí của phó từ so với động từ, tính từ, người ta chia phó từ thành hai loại: đứng trước và đứng sau. Các phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Các phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

    Câu 3: Một số phó từ khác như:

    Chỉ quan hệ thời gian: sẽ, từng, ...

    Chỉ mức độ: hơi, khí, cực kì, ...

    Chỉ sự tiếp diễn tương tự: lại, mãi, ...

    Chỉ sự phủ định: chẳng, ...

    Chỉ sự cầu khiến: hãy, chớ, ...

    III. LUYỆN TẬP
    Câu 1: Các phó từ được in đậm:

    Đoạn trích a:

    - Đã đến, đã cởi bỏ, đã về, đương trổ: bổ sung quan hệ thời gian.

    - Cũng sắp về, cũng sắp có, lại sắp buông tỏa: cũng, lại - bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự; sắp – bổ sung quan hệ thời gian.

    - Đều lấm tấm: bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

    - Buông tỏa ra: bổ sung quan hệ kết quả và hướng.

    - Không còn ngửi: không - bổ sung quan hệ phủ định; còn – bổ sung quan hệ tiếp diễn tương tự.

    Đoạn trích b:

    - Đã xâu: bổ sung quan hệ thời gian.

    - Xâu được: bổ sung quan hệ kết quả.

    Câu 2: Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

    Các bạn có thể tham khảo đoạn văn và cách phân tích sau:

    Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận, chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

    – Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

    – Tác dụng của các phó từ:

    Cụm từ "ở ngay phía cửa hang": chỉ hướng.

    Các từ "bất ngờ, quá": chỉ mức độ.

    Từ "không kịp": chỉ khả năng.

    Các từ "vừa, ngay, đã, vẫn đang": chỉ quan hệ thời gian.

      bởi Mai Anh Khoa 27/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON