YOMEDIA
NONE

Cảm nhận về lòng nhân đạo qua văn bản 'Thạch Sanh

Trình bày cảm nhận của em về lòng nhân đạo qua văn bản '' Thạch Sanh ''

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Để nói về tài năng, trí tuệ và tâm hồn của con người Việt Nam, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm tiêu biểu. Không thể không kể đến truyện cổ tích Thạch Sanh, một câu truyện cổ tích kỳ diệu nhất. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào công lý và tư tưởng nhân nghĩa yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.

    Một đôi vợ chồng tiều phu tốt bụng mãi mà không có được một mụn con. Ngọc Hoàng thấy vậy thương tình nên cho thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được một đứa bé, đặt tên là Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn võ nghệ, các phép thần thông biến hóa. Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu truyện. Nó có ý nghĩa tô đậm chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật.

    Là con nhà trời, nhưng chàng lại sống trong thân phận một người dân nghèo. Cha mẹ mất sớm nên chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc sống. Chàng vào rừng đốn củi và sống trong một túp lều dưới gốc đa. Chàng kết thân với Lý Thông và coi mẹ con Lý Thông như người thân ruột thịt của mình. Thế nhưng, chàng lại bị chính mẹ con Lý Thông lừa đi làm vật thế mạng cho chằn tinh ăn thịt. Bằng tài năng của mình, chàng đã diệt được con chằn tinh quái ác. Chi tiết này thể hiện sự dũng cảm, tài giỏi không sợ bất cứ điều gì của Thạch Sanh.

    Một đôi vợ chồng tiều phu tốt bụng mãi mà không có được một mụn con. Ngọc Hoàng thấy vậy thương tình nên cho thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được một đứa bé, đặt tên là Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn võ nghệ, các phép thần thông biến hóa. Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu truyện. Nó có ý nghĩa tô đậm chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật.

    Là con nhà trời, nhưng chàng lại sống trong thân phận một người dân nghèo. Cha mẹ mất sớm nên chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc sống. Chàng vào rừng đốn củi và sống trong một túp lều dưới gốc đa. Chàng kết thân với Lý Thông và coi mẹ con Lý Thông như người thân ruột thịt của mình. Thế nhưng, chàng lại bị chính mẹ con Lý Thông lừa đi làm vật thế mạng cho chằn tinh ăn thịt. Bằng tài năng của mình, chàng đã diệt được con chằn tinh quái ác. Chi tiết này thể hiện sự dũng cảm, tài giỏi không sợ bất cứ điều gì của Thạch Sanh.



      bởi Vũ nguyễn thu Hà 30/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Chẳng rõ, sau khi nhận cây đàn kí niệm của vua Thuỷ Tề, trở lại dương thế, tiếp tục sống cuộc đời lam lũ, Thạch Sanh đã luyện được phép màu kì diệu nào mà khi tiếng đàn cất lên ở trong ngục, nó nỉ non, thánh thót, nhiều cung, nhiều nghĩa đến thế. Truyện văn xuôi chỉ kể ngắn gọn : “Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy”. Còn truyện thơ thì miêu tả tiếng đàn ấy rất cụ thể : Đàn kêu : Ai chém chằn tinh  Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang ? Đàn kêu : Ai chém xà vương  Đem nàng công chúa triều đường về đây ? Đàn kêu : Hỡi Lí Thông mày  Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân ? Đàn kêu : Sao ở bất nhân  Biết ăn quả lại quên ân người trồng ? Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát,… như tiếng vị quan toà phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khắp kính thành, vọng tới cung vua. Nghe tiếng đàn, nàng công chúa bấy lâu im tiếng, nay “bỗng cười nói vui vẻ”. Thạch Sanh được gặp nhà vua. Tiếng đàn ấy dã hoá giải mọi bi kịch của cuộc đời chàng Thạch Sanh dũng sĩ – nghệ sĩ. Tên Lí Thông độc ác bị trừng phạt. Công lao, tài đức của Thạch Sanh được đền đáp. Tiếng đàn có phép thần thông kì diệu, hay đó chính là khát vọng công lí, khát vọng nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc ta ? Trong các truyện cổ tích khác, niềm khát vọng dó thường được biểu hiện bằng hình tượng Tiên, Bụt, hoặc những biến hoá huyền ảo, hoang đường. Ở truyện Thạch Sanh, tác giả dân gian sử dụng “tiếng đàn” biết nói, nói thấu tình, đạt lí để đấu tranh cho lẽ phải, giành lấy hạnh phúc. Hình tượng “tiếng dàn” vừa gần gũi vừa độc đáo và dậm chất nghệ sĩ. Độc đáo và nghệ sĩ hơn nữa là từ trong nhà ngục, từ tay chàng dũng sĩ – tù nhân đơn độc, tiếng đàn ra giữa chiến trường, từ tài năng, đức độ của một phò mã, tấu lên sức mạnh chính nghĩa, khát vọng hoà bình. Trước quân tướng của mười tám nước chư hầu đầy hận thù và tham vọng xâm lược, thay mặt nhà vua, thay mặt triều đình và cả dân tộc, Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tấu lên khúc nhạc thần kì. “Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa”. Lời kể chỉ ngắn gọn một câu mà gợi cho người đọc, người nghe bao nhiêu tưởng tượng, suy nghĩ. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã ngân vang những cung bậc gì mà kì diệu đến thế, có sức thuyết phục con người đến thế ? Phải chăng đấy là tiếng nói nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình của cả triều đình, cả dân tộc ta lúc bấy giờ. Trước kia, tiếng đàn của Thạch Sanh cất lên từ ngục tối, như tiếng én gọi xuân, thức dậy tâm hồn, tình yêu của nàng công chúa. Nó hoá giải bi kịch riêng cho chàng dũng sĩ. Giờ đây, tiếng đàn ấy ngân vang “như nước cành dương tưới nhuần” (lời miêu tả tiếng đàn trong truyện thơ Nôm Thạch Sanh). Như vậy, tiếng đàn Thạch Sanh đã hoá giải một tình thế khó khăn, nguy cấp – có thể coi là một bi kịch của cả dân tộc. Sáng tạo ra hình tượng tiếng đàn có sức mạnh chiến thắng như thế, phải chăng các tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh (cả trong truyện kể và truyện thơ) muốn ngợi ca một chiến lược quan trọng của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ? Đó là nghệ thuật “mưu phạt tâm công” – đánh vào lòng người, dùng văn chương, nghệ thuật hỗ trợ cho thanh gươm, khẩu súng. Từ “tiếng đàn Thạch Sanh”, chúng ta nhớ tới bài thơ Nam Quốc sơn hà đời Lí, những bức thư Nguyễn Trãi thuyết hàng giặc Minh đời Lê và biết bao tác phẩm văn nghệ khác ở các giai đoạn lịch sử sau này. “Tiếng đàn Thạch Sanh”, binh pháp Việt Nam kì diệu biết bao!

      bởi Nguyễn Hoàng Ngân 03/01/2019
    Like (3) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON