YOMEDIA
NONE

Xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • - Thời gian của tự nhiên thì luôn tuân thủ theo quy luật vận động bất biến. Nhưng quan niệm về thời gian, sự cảm nhận vể thời gian thì ở mỗi thời đại và ở mỗi cá nhân lại có thể có những nét khác nhau:

    + Thơ Xuân Diệu và nhất là trong Vội vàng, Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới, một cảm nhận mới về thời gian. Nếu các nhà thơ trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì Xuân Diệu, nhờ tri thức khoa học của thời đại và ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đã nhận ra thời gian vận động tuyến tính, một đi không trở lại.

    + Thời gian thật sự khắc nghiệt, đời người có hạn và tuổi xuân ngắn ngủi.

    + Thực ra thì từ xa xưa, nhiều thi nhân đã từng than thở về sự ngắn ngủi của đời người. Người ta gọi kiếp người là "áng phù vân" là "bóng câu qua cửa sổ",... Nhưng do xuất phát từ cái nhìn tĩnh tại, có tính siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian nên quan niệm thời gian là tuần hoàn. Thời ấy, cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một với vũ trụ, cho nên người ta vẫn đinh ninh người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể cùng với cộng đồng và trời đất tuần hoàn. Vì thế nhân vật trữ tình trong thơ ca trung đại thường ở tư thế ung dung, tự tại, bình tĩnh, ít thấy có sự vội vàng, cuống quýt để "sống gấp".

    + Đến thế hệ các nhà thơ mới, khi ý thức cá nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, quan niệm vể thời gian như trên đã hoàn toàn đổ vỡ. Xuân Diệu đưa ra một quan niệm mới, chống đối lại quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa. Với ông hoàng Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Vũ trụ không ngừng vận động, thời gian luôn luôn chảy trôi, mỗi giây phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian:

       Xuân đương tới, nghĩa là xuân dương qua,

       Xuân cồn non, nghĩa là xuân sẽ già.

    + Nhà thơ đã lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của đời người, thậm chí lấy khoảng thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân là tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Lời thơ được cấu trúc thành một cuộc tranh biện, theo đó nhà thơ khẳng định dẫu vũ trụ có thể vĩnh viễn, thời gian có thể tuần hoàn, nhưng "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại":

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

    Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

    Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

    Nói làm chi rằng xuân vẩn tuần hoàn,

    Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

    Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

    Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời,

    + Nhìn thấu sự trôi chảy quá nhanh chóng, một đi không trở lại của thời gian nên cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, chia lìa: "Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi - Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt". Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi chia li, tiễn biệt một phần của đời mình:

    Phải chăng hờn vì nổi phải bay đi?

    Chim rộn ràng bổng đứt tiếng reo thi,

    Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

    => Cách cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu, xét đến cùng là do ý thức sâu sắc về "cái tôi" cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu trân trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, nhất là những năm tháng tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh bình thường của đất nước, đây là một quan niệm và thái độ sống tích cực, thấm đượm tư tưởng nhân văn.

      bởi Mai Đào 07/05/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON