YOMEDIA
NONE

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu.

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Tóm tắt lý lịch Xuân Diệu

    Nhà thơ tình Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916 tại Tỉnh Bình Định, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Hà Tĩnh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Bảo Bình, cầm tinh con (giáp) mèo (Ất Mão 1915). Xuân Diệu xếp hạng nổi tiếng thứ 79876 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Nhà thơ tình nổi tiếng.

    Tiểu sử Nhà thơ tình Xuân Diệu

    Thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là "Ông hoàng thơ tình". Ông là một cây đại thụ của thơ ca Việt Nam và được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của thi ca Việt Nam. Trong suốt quá trình sáng tác, Xuân Diệu đã viết khoảng 450 bài thơ và còn một số lớn tác phẩm chưa được công bố. Ông còn là một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng của văn học Việt Nam. Ông là một trong số thi sĩ được xuất hiện trong cuốn sách nổi tiếng "Thi nhân Việt Nam" của hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân.

    Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông còn sử dụng bút danh Trảo Nha để sáng tác. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà văn và nhà phê bình nổi tiếng của Việt Nam.

    Nhà thơ Xuân Diệu bắt đầu gây tiếng vang từ phong trào Thơ mới qua tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, cùng nhiều bài thơ tình, lãng mạn. Ông là thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và cũng chính là thành viên chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, truyện ngắn Phấn thông vàng, Trường ca.

    Hai tập "Thơ thơ" và "Gửi hương cho gió", được giới chuyên môn đánh giá là kiệt tác của văn học.

    Thơ của Xuân Diệu xoay quanh đề tài ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu và thiên nhiên... Thơ của ông phong phú về giọng điệu, có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ, Một khối hồng, Thanh ca, Tuyển tập Xuân Diệu.

    Năm 1996, Xuân Diệu được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật. Để vinh danh và tưởng nhớ đến Xuân Diệu, tên của ông đã được đặt cho nhiều tuyến đường và trường học ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam.

    Thi sĩ Xuân Diệu qua đời ngày 18 tháng 12 năm 1985. Hiện nay, nhà tưởng niệm và nhà thờ của ông được xây dựng tại làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

    Những tác phẩm thơ tiêu biểu:

    • Thơ thơ
    • Gửi hương cho gió
    • Ngọn Quốc kỳ
    • Hội nghị non sông
    • Dưới sao vàng
    • Sáng
    • Mẹ con
    • Ngôi sao
    • Riêng chung
    • Mũi Cà Mau - Cầm tay
    • Một khối hồng
    • Hai đợt sóng
    • Tôi giàu đôi mắt
    • Hồn tôi đôi cánh
    • Thanh ca

    Tác phẩm văn xuôi:

    • Phần thông vàng truyện ngắn)
    • Trường ca (bút ký)
    • Miền Nam nước Việt (bút ký)
    • Việt Nam nghìn dặm ( bút ký)
    • Việt Nam trở dạ (bút ký)
    • Ký sự thăm nước Hung (bút ký)
    • Triều lên (bút ký)

    Tiểu luận phê bình:

    • Thanh niên với quốc văn
    • Tiếng thơ
    • Những bước đường tư tưởng của tôi ( hồi ký)
    • Ba thi hào dân tộc
    • Phê bình giới thiệu thơ
    • Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm
    • Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ
    • Dao có mài mới sắc
    • Thi hào dân tộc Nguyễn Du
    • Đi trên đường lớn
    • Thơ Trần Tế Xương
    • Đọc thơ Nguyễn Khuyến
    • Và cây đời mãi xanh tươi
    • Mài sắt nên kim
    • Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy
    • Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
    • Tìm hiểu Tản Đà.

    Dịch thơ:

    • Thi hào Nadim Hitmet
    • V.I. Lênin
    • Vây giữa tình yêu
    • Việt Nam hồn tôi
    • Những nhà thơ Bungari
    • Nhà thơ Nicôla Ghiđen

    Xuân Diệu thời trẻ

    Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

    Năm 1943, ông tốt nghiệp cử nhân Luật và về làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho.

    Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

    Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

      bởi bich thu 31/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON