YOMEDIA
NONE

Phân tích bài Tràng giang của Huy Cận

phân tích bài thơ tràng giang của huy cận

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Xuân Diệu từng viết: Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm. Chính thế, trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945), thơ Huy Cận là thơ của nỗi sầu. Trong thơ, Huy Cận thường nói đến thiên nhiên, miêu tả những bức tranh thiên nhiên. Nhưng nói đến thiên nhiên, chủ yếu Huy Cận nói đến nỗi sầu của mình. Bài thơ được coi là hay và tiêu biểu của Huy Cận trong tập Lửa thiêng là bài Tràng giang.

    Tràng giang nghĩa là sông dài. Được biết cảm hứng của bài thơ này bắt đầu vào một buổi chiều, nhà thơ ngồi bôn bờ sông Hồng ở chỗ bến Chèm của Hà Nội bây giờ. Thật ra, Huy Cận có thể đặt tên cho bài thơ là Trường giang, theo cách đọc quen thuộc của người miền Bắc. Nhưng nhà thơ đã dùng Tràng giang, hẳn vì trong hai tiếng này, âm vang ang được nhắc lại hai lần, có giá trị biểu cảm hơn, gợi lên một ấn tượng mênh mang hơn, bâng khuâng hơn, buồn hơn. Sau nhan đề, trước khi chính thức đi vào các khô thơ Huy Cận còn viết một câu đề từ:

    Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.

    Như thế, cảm hứng của bài thơ không chỉ bắt nguồn tư một dòng sông, mà còn bắt nguồn từ dòng sông trong mối quan hệ giữa trời rộng với sông dài. Đó là bức tranh của trời đất bao la. Bài thơ này bắt đầu từ cái bao la ấy, hay nói đúng hơn, từ vị thế của con người trước cái bao la ấy.

    Khổ thơ thứ nhất hầu như chỉ dành để tả dòng sông:

    Song gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả Củi một cành khổ lạc mấy dòng.

    Một dòng sông lặng chi có những gợn sóng rất nhỏ, nhỏ đến nỗi những lớp sóng như điệp vào nhau. Chính vì thê' mà buồn. Con sông như uế oải chảy xuôi, không có gì đê vội vàng, không có gì để náo nức. Mỗi lớp sóng là một nỗi buồn, vô vàn lớp sóng là vô vàn nỗi buồn. Dòng sông chảy ra vô tận trong cả hai chiều, nỗi buồn cứ điệp điệp trên hai chiều chảy ra vô tận. Trên dòng sông có con thuyền, nhưng con thuyền hầu như vắng sự sống, bởi con thuyền xuôi mái để cho nước cuốn trôi. Giữa thuyền và nước, chẳng có quan hệ gì với nhau dù chúng đang rất gần nhau, bởi thuyền thì xuôi mái, nước thì song song. Đã thế thuyền theo nước trôi mà trở về chôn cũ, chỉ còn nước ở lại với dòng sông, hai bên hai neo. Trên sông chỉ còn lại nỗi buồn, để rồi nỗi buồn cũng theo nước mà tỏa đi trăm ngả. Trong mấy câu thơ hình ảnh nước và thuyền thật đơn độc, lạc lõng, từ đó nỗi buồn nổi lên. Hình ánh mà câu thơ cuối tạo nôn thật đẩy ấn tượng Củi một cành khô lạc mấy dòng. Hình ảnh một cành cây bị bứt khỏi rừng rồi bị trôi dạt trên sóng, tự nó đã gợi lên nhiều cảm xúc về nỗi lạc loài. Cành cây trôi dạt trong câu thơ của Huy Cận còn là một cành khô, một cành củi, ấn tượng lạc loài mà nó tạo nên thật là sâu thẳm. Đã thế, củi chỉ có một cành, một cành khô mà lạc đến mấy dòng. Hình ảnh tưởng chừng vô lí

    nhưng không khiến ta cảm thây vô lí, mà chỉ thấy xót thương cho một cái gì đã lưu lạc, trôi nổi, còn phải chịu lắm dập vùi. Nghe nói Huy Cận đã mấy lần sửa đi sửa lại câu thơ này để cuối cùng có được hình ảnh Củi một cành khô lạc mấy dòng như thế’.

    Từ cảnh trên sông, sang khổ thơ thứ hai, Huy Cận chuyển cái nhìn của mình khỏi dòng sông để hướng về phía bên kia sông. Có lẽ, nhà thơ muôn tìm một cái gì đó bớt đơn độc hơn, bớt buồn hơn, bớt phẳng lặng và đơn điệu hơn. Nhà thơ nhìn thây:

    Lơ thơ cồn nhỏ gió dìu hiu,

    Dâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

    Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

    Quả là cảnh có thay đổi, đường nét, hình dáng có thay đối, nhưng sự phẳng lặng thì vẫn thố, cái hoang vắng, cái buồn thì vẫn thế. Thay vào dòng sông phẳng lặng, chỉ có lơ thơ cồn nhỏ, thay vào những lớp sóng buồn điệp diệp chỉ có gió đìu hiu. Chỉ có thiên nhiên, cái xao động rất nhẹ của thiên nhiên. Không có con người, không có cái xôn xao của cuộc sống. Lắng nghe cho kĩ, hình như có những âm thanh của cuộc sống vẳng lại. Nhưng đó là những âm thanh mơ hồ vẳng lại từ một làng xa, lại là âm thanh của một phiên chợ chiều đang tan. Cảnh chợ chiều xưa naỵ không phải là để gợi nên niềm vui, huống chi là một chợ chiều đang tan. Ở đây, nhà thơ không nhìn thấy cảnh ấy, mà chỉ nghe thấy tiếng. Tiếng vãn chợ chiều rồi cũng sẽ tan đi, nhường lại buổi chiều cho không gian tĩnh mịch. Buổi chợ chiều đã vãn, chiều đã xuống, ánh sáng mặt trời nhạt nhòa hơn:

    Nấng xuống, trời lên sâu chót vót.

    Có hai điều đang phát triển trái chiều nhau, nắng xuống thì trời lên, lên mãi cho đến độ sâu chót vót. Huy Cận đã có một kết hợp từ hầu như không chính xác: sâu chót vót. Người ta chỉ nói cao chót vót, không ai nói sâu chót vót như vậy. Trong chiều cao của bầu trời, Huy Cận đã nghĩ đến chiều sâu của không gian, trời càng cao thì càng sâu thăm thẳm. Rõ ràng, trước bóng chiều đang xuống nhanh nhà thơ đã cảm nhận một cách sâu sắc con người trơ trọi giữa không gian mênh mông, vô tận trôn cả ba chiều. Trước cái mênh mông ấy, con người và những gì thuộc về con người thật là bé bỏng, đơn độc, tội nghiệp:

    Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

    Con sông càng dài, bầu trời càng rộng, cái bôn đò càng nhỏ nhoi hoang vắng. Từ bờ sông, sang khổ thơ thứ ba, nhà thơ lại trở về với dòng sông. Lúc này, thuyền đã về, nước đã lại, cành củi lạc mây dòng cũng đã trôi đi, thay vào đó là những nét khác:

    Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

    Mênh mông không một chuyên dò ngang.

    Không cầu gợi chút niềm thân mật,

    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

    Trong cuộc sống của người Việt Nam, hình ảnh cánh bèo mặt nước

    bao giờ cũng gợi lên một cảm nhận về sự trôi nổi vô định, về những mảnh đời lạc loài, tội nghiệp. Trong câu thơ của Huy Cận, hình ảnh ấy lại chồng chất mấy tầng. Không phải một cánh bèo, không phải khóm bèo, hay một đám, một vạt bèo mà là hàng nối hàng. Đã bèo dạt, lại hỏi về đâu, lại còn hàng nối hàng. Câu thơ của Huy Cận đậm đặc nỗi xót thương và cảm nhận về cảnh lạc loài. Trước cảnh lạc loài, con người muôn tìm một nơi bấu víu, một cảm giác về sự gần gũi, về sự giao tiếp, nhưng tất cả đã không còn. Không một chuyến đò ngang, không một chiếc cầu, nghĩa là không có sự giao lưu nào, sự giao cảm quen thuộc nào, chỉ có sự cô đơn mà thôi, chỉ có cảnh vật trải ra mênh mang:

    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

    Cảnh trong câu thơ không phải là không đẹp, nhưng sao mà đơn điệu thê, lặng lẽ đến thê', xa xôi và buồn đến thế! Bóng chiều đô xuống cùng với khổ thơ thứ tư:

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

    Lòng quê dạn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    Chiều càng xuống, mây càng giăng đầy trên núi cao. Mây không phải là giăng, hay lên, hay bay mà lại mây đùn, nghe uế oải và buồn bã. Chiều về, một cánh chim nghiêng xuống giữa trời. Trong cái phút nhìn thây cánh chim xuống ây, Huy Cận có cảm giác như bóng chiều cũng nghiêng đổ xuống theo. Từ sa trong mấy tiếng bóng chiều sa gợi ấn tượng rất mạnh: bóng chiều như một cái gì đó rất cụ thể có hình khối bông đột ngột rớt xuống từ trời cao. Đến lúc này thì con người hoàn toàn thấm thía nổi buồn, đã trọn vẹn cảm nhận nỗi cô đơn của mình:

    Lòng quê dạn dạn vời con nước.

    “Lòng quê” ý nói là nỗi nhớ quê. Trong những phút giây này, nhìn vút theo dòng sông, tác giả nhận ra rằng, cũng như những lớp sóng đang dợndạn trên mặt sông, nỗi nhớ quê cũng dợn dợn nối lên trong tâm hồn mình, không mãnh liệt nhưng xao xuyến và mênh mang. Lúc ấy, nỗi nhớ nhà bỗng ập đến, không chờ phải có khói hoàng hôn khơi gợi. Tại sao Huy Cận lại nhắc đến khói hoàng hôn ở đây? Gần 15 thế kỉ trước, nhà thơ Đường nổi tiếng Thôi Hiệu trong bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc lâu có hai câu kết:

    Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

    Tản Đà dịch:

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

    Thôi Hiệu vì nhìn thấy khói sóng trên sông trong một buổi hoàng hôn mà chạnh nhớ quê hương. Trong buổi hoàng hôn này, đứng trước dòng sông dài, không cần có khói mà cũng nhớ nhà. Bởi vì sao? Vì cảm thấy cô đơn! Trước buổi chiều, vắng lặng như buổi chiều hôm nay, trước dòng sông mênh mang như dòng sông này, một không gian ba chiều vô tận

    như không gian này, con người sao mà nhỏ bé, sao mà đơn độc thế. Con người cảm thấy thật cần một cái gì thân thuộc với mình để chia sẻ bớt nỗi cô đơn. Nỗi nhớ nhà đã dâng lên là vì vậy. Trong nỗi cô đơn của Huy Cận, nỗi nhớ nhà của Huy Cận, ta nhận ra tâm trạng bơ vơ, bơ vơ đến tột độ của cả một thế hệ.

    Tràng giang của Huy Cận có vẻ như là một bài thơ tả cảnh. Thế nhưng người đọc thơ, qua cảnh ấy lại chủ yếu nhận ra tâm trạng, một nỗi buồn mênh mông, một nỗi cô đơn mênh mông. Đó là nỗi cô đơn của cả một thế hệ vừa nhận ra cái tôi của mình, một cái tôi cô đơn, trước một cuộc đời vừa mênh mông, lại vừa bế tắc. Đọc Tràng giang, người đọc vừa rung động bởi cái đẹp, vừa thấm thìa với nỗi buồn. Bài thơ, vì thế đã và sẽ sông lâu trong thơ Việt Nam.

      bởi Siêu Quậy Sandy 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF