YOMEDIA
NONE

Nghị luận về tệ nạn hiếp dâm phụ nữ

viết bài văn nói về tệ nạn hiếp dâm phụ nữ,trẻem

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Đáng chú ý là tình trạng loạn luân (bố đẻ hiếp dâm con gái nhiều lần; bố dượng hiếp dâm con gái riêng của vợ; anh trai hiếp dâm em gái) hay tình trạng hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hại học sinh… đang có chiều hướng gia tăng, phản ánh những hiện tượng tâm lý xã hội không bình thường; số trẻ em ít tuổi bị xâm hại tình dục có chiều hướng gia tăng; đối tượng xâm hại tình dục trẻ em đa số là người có quan hệ gần gũi với nạn nhân, trong đó có cả người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, kinh doanh; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng và nghiêm trọng hơn, thậm chí một số đối tượng lợi dụng sự mê tín dị đoan để xâm hại tình dục trẻ em; cho trẻ em uống rượu say, uống thuốc lắc… để xâm hại tình dục. Chính vì vậy, tính chất, hậu quả của các vụ xâm hại tình dục trẻ em là đặc biệt nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức của không ít người trong xã hội hiện nay. Theo thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang, bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%. Bên cạnh đó theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước. Trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm chiếm đến 65%. Năm 2014, cả nước đã xảy ra 839 vụ xâm hại tình dục đối với người vị thành niên tăng 1,2% so với năm 2013 và chiếm 60% số vụ xâm hại trẻ em), với 797 đối tượng và 745 nạn nhân bị xâm hại; trong đó, hiếp dâm trẻ em 439 vụ (tăng 1,5%), dâm ô với trẻ em 80 vụ (giảm 31%), giao cấu với trẻ em 291 vụ (tăng 19,7%), cưỡng dâm trẻ em 29 vụ (tăng 19 vụ so với 2013). Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gia tăng là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở một số nguyên nhân sau:

    Thứ nhất, do các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục.

    Thứ hai, do sự phân hóa giầu nghèo với những chênh lệch về điều kiện sống trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những rạn vỡ trong gia đình và sự xói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị sao nhãng, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng tăng. Trẻ em bị xâm hại thường xảy ra nhiều ở phường có nhiều dân nhập cư, phòng cho thuê, khu vực có đông người lao động nghèo và địa bàn vắng, hay gần đây là gia tăng đối với vùng nông thôn, bên cạnh thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Số vụ xâm hại trẻ em được báo cáo đến cơ quan chức năng điều tra thường được phát hiện chậm dẫn đến thu thập chứng cứ khó khăn, đối tượng không nhận tội hoặc bỏ trốn.

    Thứ ba, công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa bao phủ được hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình... dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực Bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ chưa được rộng rãi, thường xuyên.

    Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tuy có nhiệt tình nhưng chế độ tiền lương của Nhà nước trả cho họ hiện tại vẫn chưa hợp lý. Việc giải quyết đối với cán bộ không chuyên trách ở mức tương đương bậc 1 hệ trung cấp và không tăng lương theo niên hạn, đây là rào cản rất lớn cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nhiều cán bộ đã bỏ ngành ra làm kinh tế riêng vì đồng lương đã không đủ nuôi sống gia đình họ. Điều này làm cho lực lượng cán bộ không ổn định, yếu chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều vụ việc xâm hại trẻ em xảy ra đã không xử lý được do thiếu kinh nghiệm giải quyết.

    Thứ năm, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường; sự du nhập của lối sống thực dụng, sa đọa từ các nước phương Tây; quá coi trọng giá trị đồng tiền, tác động của phim ảnh bạo lực khiêu dâm, tình trạng ly hôn, ly thân... cũng dẫn đến các sang chấn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Trẻ có nguy cơ cao bị bỏ rơi, đi lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật và bị bạo lực, xâm hại. Các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng kịp sự thay đổi của xã hội...

    Bên cạnh đó, nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có cả thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm, nhiều khi không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này.

    Từ thực trên, để làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau:

    Một là, Chính phủ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu và bổ sung những văn bản có liên quan về bảo vệ trẻ em cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Các địa phương cần thực hiện tốt luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em theo Quyết định số 267 ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình đã đưa ra 05 Dự án để thực hiện trợ giúp 10 diện trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chú trọng thúc đẩy việc phát triển Hệ thống bảo vệ trẻ em bao gồm cả việc đề xuất hoàn thiện chính sách, luật pháp; các loại hình dịch vụ và mạng lưới tổ chức, cán bộ.

    Hai là, các cơ quan chức năng cần khảo sát và thống kê số lượng trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để có biện pháp hỗ trợ vật chất, ổn định tâm lý, học văn hóa và học nghề cho trẻ và trên cơ sở đó thực hiện tốt Chương trình bảo vệ trẻ em góp phần thực hiện có hiệu Quyết định số 267/QĐ-TTg và Quyết định số 84/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội có trách nhiệm trong việc bảo vệ và giáo dục trẻ em cần làm tốt công tác phòng ngừa. Vì điều đó sẽ làm giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ xảy ra các hành vi xâm hại trẻ em, nếu như chúng ta có được đội ngũ cộng tác viên trẻ em đủ mạnh bởi họ là người trực tiếp nắm bắt thông tin tại địa phương.

    Ngoài ra các địa phương cần phải tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Trong đó, tập trung thực hiện chỉ tiêu 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 về phấn đấu đến mức thấp nhất việc phát sinh số trẻ em thuộc nhóm này. Tập trung kinh phí thực hiện Quyết định 37/2010/QĐ-TTg tại những địa bàn khó khăn nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

    Ba là, đối với gia đình, các bậc làm cha, làm mẹ cần có thời gian cho con, hiểu tâm lý con theo từng độ tuổi. Bên cạnh đó, cố gắng chia sẻ với con về giới tính, tình dục tuổi mới lớn. Vì trẻ em hiện nay dậy thì sớm và yêu sớm. Tránh bạo lực khi con có sai phạm, phải nâng đỡ, tôn trọng ý kiến của con, phải biết kiềm chế khi gặp phản ứng trước những căng thẳng khó kiểm soát của con. Cha mẹ luôn cố lắng nghe con nói, hiểu ngôn ngữ của con theo nhóm tuổi, trẻ em càng nhỏ càng khó giải thích nỗi đau. Không chủ quan giao con còn nhỏ cho người khác.

    Bốn là, đối với các nhà trường cần tổ chức nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản cho học sinh thường xuyên. Thầy cô cần quan tâm những học sinh có biểu hiện bất an, không tập trung, cần lắng nghe và quan tâm đến học sinh yếu kém, ít chơi đùa cùng bạn. Thầy cô cần sẵn sàng nói chuyện, trao đổi riêng về tình bạn, tình yêu với học sinh…

    Năm là, Bộ Công an cần tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, trong đó có Đề án về đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến xâm hại phụ nữ, trẻ em (Đề án IV); đồng thời phối hợp với Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về phối hợp quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội; với Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh thực hiện Đề án tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; với Trung ương Đoàn thanh niên về đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng….

    Lực lượng Công an cơ sở cần tổ chức rà soát, phân loại số trẻ em lang thang có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục để phối hợp với các lực lượng bảo vệ, chăm sóc trẻ em và hội phụ nữ để đưa trẻ em về đoàn tụ với gia đình và phân công các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giúp đỡ, tư vấn pháp lý, tâm lý, vận động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, những người hảo tâm… hỗ trợ vật chất và tinh thần đối với các gia đình có trẻ em gái bị xâm phạm tình dục thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

    Sáu là, tăng cường công tác truyền thông nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại, lạm dụng. Chú trọng hình thức tư vấn, tham vấn và vận động trực tiếp đối với gia đình và cộng đồng dân cư về kỹ năng bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại. Tập trung hoạt động truyền thông - giáo dục vào những phường, xã trọng điểm, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế trong thực hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ em.

    Bên cạnh đó cần thiết lập đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em, mở rộng và tuyên truyền rộng rãi các số điện thoại tư vấn trên các phương tiện truyền thông đại chúng để mọi người dân và bản thân các em biết. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cơ sở, qua đó góp phần giảm tối đa tình trạng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Có thể nói thực trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đã và đang diễn biến hết sức phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thế hệ trẻ - Những người làm chủ đất nước sau này. Chính vì vậy, phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là một yêu cầu bức thiết hiện nay, từ nghiên cứu, khảo sát thực tiễn trên, xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa, đấu tranh, làm giảm tình trạng tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em.

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON