YOMEDIA
NONE

Nghị luận tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử và biện pháp khắc phục.

Nghị luận tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử và biện pháp khắc phục.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Thái độ thiếu trung thực trong thi cử hiện đang là một vấn đề nổi cộm trong ngành giáo dục.Tiêu cực trong thi cử gây ra những tác hại lớn, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục và toàn thể xã hội.Sự gian lận trong thi cử không chỉ do ý thức của học sinh mà còn do các thầy cô giáo.Vậy làm thế nào để trả lại sự trong sáng, nghiêm túc cho các kì thi và sự công bằng cho học sinh và thầy cô giáo?

    Thái độ thiếu trung thực trong thi cử mà biểu hiện cao nhất là hiện tượng gian lận khi làm bài đang ngày càng khó kiểm soát,nhất là vào dịp diễn ra kì thi tốt nghiệp các cấp và thi tuyển sinh vào hệ Cao đẳng, Đại học hàng năm.Nguyên nhân của thái độ tiêu cực này bắt nguồn từ nhận thức lệch lạc về mục đích và tầm quan trọng của việc học đối với sự hình thành nhân cách và con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai của mỗi con người.Có thể nhận thấy rất dễ thái độ gian lận trong thi cử gắn liền với các hiện tượng tiêu cực khác như thói lười biếng, thói giả dối và bệnh thành tích… Trong thi cử thiếu trung thực biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như quay cóp, giở tài liệu (phao) thi hộ thi thay, đánh dấu bài, sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợnhư điện thoại di động có lắp tai nghe… Dù dưới bất cứ hình thức nào thì đó vẫn là hành vi xấu,không được phép tồn tại. Trong những kì thi tốt nghiệp hàng loạt trường hợp sai trái đã bị phanh phui, nhưng cũng không ít trường hợp gian lận đã trót lọt khiến cho nỗi lo của ngành giáo dục nói riêng và của cả xã hội nói chung cứ chất chồng thêm mãi, khó mà giải quyết nổi.

    Nguyên do chính dẫn đến tình trạng tiêu cực đó là những nhận thức lệch lạc,thái độ thiếu nghiêm túc của học sinh trong học hành và trong các kì thi.Những học sinh có thái độ sai trong thi cử phần lớn là do lười biếng, không muốn mất nhiều công sức học tập nhưng lại muốn được điểm cao.Bên cạnh đó một phần trách nhiệm thuộc về các giám thị coi thi,sự rộng rãi hay cố tình dung túng của họ đã tạo cơ hội cho thí sinh làm điều xấu, điều sai.

    Nhiều người nghĩ một cách đơn giản và nông cạn là hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử không hại đến ai, đến điều gì nhưng thực ra, gian lận trong thi cử là một tệ nạn gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài cho xã hội, quốc gia.Thiếu trung thực trong thi cử tất yếu sẽ sản sinh ra những con người yếu kém về nhân cách và tài năng.Những con người ấy không có chút kiến thức nhưng vẫn đỗ đạt và có tương lai tốt đẹp.Và nếu họ được đặt vào các vị trí quan trọng trong xã hội thì sự ngu dốt không có kiến thức của họ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, gây thiệt hại to lớn cho nhân dân, đất nước.

    Một cử nhân “dỏm”, một thạc sĩ, tiến sĩ “học giả mà bằng thật”,và không riêng gì trong các ngành nghề khác mà đơn giản ngay trong ngành giáo dục gần đây đang được báo chí lên án như một ông hiệu trưởng,một ông trưởng khoa văn trương Cao đẳng Sư phạm hẳn hoi mà chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.Những sai lầm to lớn như vậy đã khiến ngành giáo dục mất đi uy tín

    Không thể để hiện tượng gian lận như thế tồn tại mãi vì giáo dục không chỉ truyền thụ kiến thức mà trước hết là vấn đề rèn luyện nhân cách, đạo lí làm người. Thiếu trung thực là biểu hiện của sự thoái hóa nhân cách, đánh mất lòng tự trọng và phụ lòng tin của mọi người đối với mình.Bên cạnh đó, hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử sẽ tạo ra sự bất công giữa người chăm chỉ, thật thà và kẻ lười nhác, dối trá; làm đảo lộn mọi giá trị tài năng và đạo đức trong xã hội.

    Học sinh gian lận để thi đỗ còn các thầy cô giáo vì bệnh thành tích mà cũng có thái độ sai trái.Đó là việc cố tình để lộ đề thi rồi hiện tượng giám thị gợi ý, thậm chí đọc bài giải cho thí sinh chép cũng có, dù biết rằng là vi phạm nội quy thi cử.Một số phụ huynh nông nổi, cạn nghĩ chỉ mong con em mình vượt qua được kì thi mà cũng có những hành động tiêu cực như ném phao, nhờ người giải bài, thuê người thi hộ…

    “Nói không với tiêu cực trong thi cử” đang là một vấn đề cần thiết phải làm ngay đối với ngành giáo dục. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục ý thức trung thực là những biện pháp kỉ luật nghiêm minh, đủ sức răn đe những thí sinh có ý định gian lận trong thi cử. Đổi mới cách ra đề thi cũng là một cách hạn chế tiêu cực trong thi cử khá hiệu quả vì sự đổi mới trong cách ra đề thi, đòi hỏi người thi phải có tư duy và phương pháp làm bài chứ không tạo cơ hội cho họ sao chép. Mặt khác, công tác coi thi cần được thực hiện nghiêm túc,giám thị coi thi có nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm.Quan trọng hơn cả là nhận thức,ý thức của mỗi học sinh.Mỗi học sinh phải có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc học là để nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện để sau này có đủ khả năng làm việc và tạo dựng sự nghiệp cho bản thân, đồng thời đóng góp hữu ích cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

    Nếu có sự kết hợp chặt chẽ của toàn xã hội thì hiện tượng gian lận trong thi cử sẽ giảm dần,đến khi mọi người đều có nhận thức đúng đắn thì hiện tượng này sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ.Mong rằng trong thời gian không xa các kì thi sẽ trở nên nghiêm túc và trường thi đúng là nơi đánh giá chính xác về mặt chất lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên

    Để đẩy lùi và dần dần xóa bỏ những biểu hiện tiêu cực trong học tập và thi cử, cần có sự kết hợp đồng bộ, chặt chẽ của toàn xã hội trong một thời gian dài một thời gian không xa,. Các kì thi sẽ là nơi đọ sức, so tài để phát hiện ra những hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng xây đất nước giàu mạnh.

      bởi thu trang 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON