YOMEDIA
NONE

Giá trị hiện thực sâu sắc qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • a. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác và đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"
    • Dẫn dắt vào vấn đề: giá trị hiện thực (nêu khái quát)

    b. Thân bài 

    • Giá trị hiện thực của đoạn trích được thể hiện rất rõ qua những chi tiết hình ảnh mà tác giả đã ghi lại trong đoạn trích:
      • Quang cảnh và cung cách sinh hoạt: cục kì xa hoa, tráng lệ không đâu sánh bằng.
      • Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với những hành lang quanh co nối tiếp nhau, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác.
      • Khuôn viên phủ chúa rộng. Trong vườn, cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, thoang thoảng mùi hương.
      • Đại đường: nghi trượng thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều.... ⇒ uy nghi, sang trọng với những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
      • Đến nội cung phải qua năm, sáu trướng gấm. 
      • Cung cách sinh hoạt: nghi lễ, khuôn phép, cách nói năng của người hầu kẻ hạ....
    • Cao sang, uy quyền tột đỉnh.

    ⇒ Tác giả đã tái diễn một cách chân thực nhất hiện thực của cuộc sống của chúa Nguyễn: một cuộc sống xa hoa, lộng lẫy, một cuộc sống đầy quyền uy và giàu sang. 

    Một số chi tiết hình ảnh thế hiện rất đắt giá trị hiện thực:

    • Thế tử - một đứa bé chừng năm, 6 tuổi ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thầy thuốc - một cụ già quỳ lạy để rồi thế tử cười và ban cho lời khen "ông này lạy khéo" ⇒ là một chi tiết vừa chân thực vừa hài hước kín đáo: nói lên quyền uy tối thương của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp bé của người thầy thuốc. Qua chi tiết đó ta thấy được nhân cách của thế tử cũng như lí giải được phần nào sự lầm than và khổ cực của nhân dân bấy giờ.
    • Chi tiết tả cảnh bước vào nơi ở của thế tử: "Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy" ⇒ mặc dù được bao bọc trong nhung lụa nhưng thiếu sinh khí và gió trời.
    • Chi tiết bữa cơm sáng với đầy đủ các món ngon vật lạ, đồ dùng: mâm vàng chén bạc ⇒  sự xa hoa quá mức >< sự lầm than cực khổ của nhân dân lúc bấy giờ khi triều đình phong kiến mục rỗng và thối nát.
    • Tất cả đồ vật đều được sơn son thếp vàng: chi tiết này ẩn dụ cho quyền lực tột đỉnh của chúa Trịnh. Bởi theo quan niệm ngày xưa hai màu vàng và đỏ là hai màu mà chỉ người có quyền lực cao nhất của mỗi nước mới được sủ dụng.

    c. Kết bài

    • Nêu nhận xét, đánh giá khái quát lại vấn đề.
    • Nhấn mạnh và mở rộng vấn đề.
      bởi Anh Trần 20/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF