Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì qua những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được?
việt nam rút ra bài học kinh nghiệm gì qua những thành tựu mà liên xô đã đạt được
Trả lời (1)
-
Cho tới bây giờ, người ta ngày càng làm sáng tỏ được nhiều nguyên nhân, những bài học xương máu từ sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, đồng nghĩa với việc đánh mất thành quả của Cách mạng Tháng 10 vĩ đại. Việc nắm khư khư hay buông lỏng một số lĩnh vực then chốt là nguyên nhân chính của việc còn hay mất vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng. Một số lĩnh vực trọng điểm đã không được đánh giá đúng đó là: chính trị, tư tưởng, tổ chức-cán bộ; kinh tế, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân.
Thứ nhất, với việc phải nắm chắc nguyên tắc xây dựng Đảng và công tác tổ chức, cán bộ nhưng một thời gian dài ĐCSLiên Xô đã buông lỏng lĩnh vực này. Những sai lầm về đường lối chính trị, xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ và nhất là những sai lầm nghiêm trọng về công tác tổ chức cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt cấp chiến lược. Nếu như Cách mạng Tháng 10 thắng lợi với lãnh tụ thiên tài V.I Lênin và ĐCScùng quần chúng nhân dân thì 74 năm sau, một số phần tử cơ hội chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của ĐCSLiên Xô lại từng bước xóa bỏ những thành quả cách mạng. Nhiều chứng cứ cho thấy, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, đội ngũ những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã không tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh đến cùng để loại bỏ những phần tử cơ hội chính trị, thực dụng tư bản trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Từ năm 1959, lần đầu tiên có 4 cán bộ của ĐCSLiên Xô sang Mỹ để học, và hai trong số 4 người đó đã trở thành “con ngựa thành Tơ-roa” để thực hiện sách lược tự diễn biến ngay từ bên trong. Trước khi trở thành Tổng Bí thư ĐCSLiên Xô, M. Gooc-ba-chốp trở thành “đối tượng” giành được “sự quan tâm đặc biệt” của các nước tư bản . Cho đến khi M. Goóc-ba-chốp làm Tổng Bí thư ĐCSLiên Xô từ năm 1985 đến năm 1991, ông ta cùng bè lũ phe cánh của mình dùng danh nghĩa cải tổ để thực hiện sự thay đổi lớn về nhân sự trong đội ngũ cán bộ, dùng mọi thủ đoạn loại bỏ những người cộng sản kiên trung ra khỏi bộ máy lãnh đạo. Cuối cùng điều gì đến cũng đã đến, M.Gooc – ba – chốp đã chỉ trích nguyên tắc tập trung dân chủ ngay tại Đại hội XXVIII của ĐCS Liên Xô (7-1990). Hơn một năm sau đó, M.Goóc-ba-chốp đã chính thức xóa bỏ Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 24-8-1991.
Thứ hai, ĐCSphải lãnh đạo nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững từ đó cải thiện đời sống nhân dân, hội nhập kinh tế quốc tế nhưng phải giữ được độc lập tự chủ. Nhưng ĐCS Liên Xô lại đi ngược lại, ĐCS đã buông lỏng sự lãnh đạo lĩnh vực mang tính quyết định này để một số cá nhân thao túng nền kinh tế, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các phần tử cơ hội, thực dụng trong cơ quan tham mưu chiến lược của Liên Xô với Trung tâm Havard của Mỹ đã ra đời với “Chiến lược cải cách kinh tế theo Chương trình kinh tế 500 ngày và chương trình kinh tế mang tên “Cuộc mặc cả vĩ đại”. Chính cái quái thai này đã dẫn tới sự phân hóa và xung đột lợi ích xã hội ngày càng sâu sắc, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Chủ nghĩa cá nhân dần ăn sâu vào xã hội, làm tổn hại đến nền kinh tế Nhà nước. Nhân không tin Đảng.Đảng mất là điều đương nhiên.
Thứ ba, ĐCS Liên Xô và bộ máy chính quyền xa rời mối liên hệ mật thiết, gắn bó mật thiết với nhân dân, không dựa vào quần chúng. Đi ngược lại mục tiêu và phương thức của Cách mạng Tháng Mười. Nhiều cán bộ trong bộ máy của Đảng, Nhà nước Liên Xô ngày càng xa rời nhân dân, bị tha hóa biến chất. Tham nhũng và chủ nghĩa cá nhân phát triển thì nấm mồ dành cho mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ngày càng hiện rõ. Sự thật đau lòng là Đảng lâm nguy thì không một ai đứng lên bảo vệ và người dân cũng thờ ơ.
Thứ tư, Chủ trương “phi chính trị hóa”chính thứ quái thai khác khiến cho ĐCS sụp đổ. Đảng lẽ ra phải nắm chắc lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành và tin cậy về chính trị, có sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc. Nhưng công cụ vũ trang ấy đã không trở thành như thế! Với tư cách là Tổng thống Liên Xô, M.Goóc-bachốp ra lệnh từ 1-9-1991 chấm dứt các hoạt động của Đảng trong quân đội, đã vô hiệu hóa lực lượng vũ trang vô cùng hùng mạnh của Liên Xô, đánh dấu giờ phút cuối cùng của sự sụp đổ của Liên Xô.
Thứ năm, đảng đã không quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Những xuyên tạc với vỏ bọc như : xem xét lại một số vấn đề lịch sử ; mở một số cuộc trao đổi, tọa đàm trên một số phương tiện thông tin đại chúng; lôi kéo thế hệ trẻ ra khỏi những hoạt động chính trị nhằm phi chính trị hóa tuổi trẻ; dùng các trường đại học làm diễn đàn, để diễn thuyết về “cải tổ”, “công khai” khoét sâu vào một số sai lầm thiếu sót của Đảng, ... Đảng mất dần trận địa tư tưởng chính trị cũng như hệ thống thông tin đại chúng. Quần chúng, nhân dân mất phương hướng. Đây là bước khởi đầu của việc mất quyền lãnh đạo tư tưởng chính trị của Đảng.
Bài học rút ra từ việc đánh mất chính quyền và thành quả Cách mạng 10 là vô cùng bổ ích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.Từ kinh nghiệm , bài học xương máu của sự sụp đổ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, ĐCS Việt Nam đã thực hiện đường lối đổi mới thành công, đạt được những thành tựu quan trọng mang tính lịch sử. Đảng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI nhằm chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, vượt qua thách thức đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ, lãnh đạo nhân dân ta bảo vệ, xây dựng chính quyền nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
bởi Nguyễn Linh 16/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
vì sao 1 số nước tư bản châu âu như: anh, pháp tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế, xã hội trong khi đó các nước đức, ý đã phát xít hóa chế độ gây chiến tranh chia tại thế giới
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nhận xét về các kế hoạch 5 năm của Liên Xô
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nguyên nhân của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộ cách mạng tháng Hai năm 1917? hình thức đấu tranh của hai cuộc cách mạng là gì?
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
So sánh chính sách cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu cảm nghĩ của em về hậu quả của CTTG thứ 2?
làm ơn giúp mình với!14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải hộ mình với ạ
14/12/2022 | 1 Trả lời
-
Giúp hộ phát :))
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Liên Hệ Công Xã Pari Với Nhà Nước Ta Hiện Nay Và Nhận Xét
17/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm cách mạng tháng Mười Nga.
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
cách mạng tháng 10 nga để lại bài học gì cho cách mạng việt nam
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
Vì sao nói phong trào đấu tranh ở Châu Á xuất hiện một nét mới?
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phật giáo được ra đời ở quốc gia nào?
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
08/01/2023 | 1 Trả lời
-
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
12/03/2023 | 0 Trả lời
-
khởi nghĩa yên thế có những điểm nào giống nhau và khác nhau so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Tại sao khi vua Hàm Nghi bị bắt và không có Tôn Thất Thuyết phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục diễn ra?
2. Lí giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì?
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
20/03/2023 | 0 Trả lời
-
24/03/2023 | 0 Trả lời
-
03/04/2023 | 0 Trả lời
-
15/04/2023 | 0 Trả lời
-
16/04/2023 | 0 Trả lời